Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thị trường hàng hóa (16/10): Nhu cầu thép có thể tăng gần 4% năm 2018, tăng trưởng nhu cầu dầu dự báo chững lại

    Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin Hiệp hội Thép Thế giới cho biết, nhu cầu thép toàn cầu được dự báo tăng 3,9% trong năm 2018. Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo nhu cầu dầu tăng trưởng yếu hơn trong năm nay và năm sau vì căng thưởng thương mại.

1.Khóc ròng vì sầu riêng đặc sản chết khô hàng loạt


Nhiều vườn sầu riêng đặc sản của người dân ở hai ấp Tân Bắc và Tân Tây (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, Bến Tre) rụng lá, chết khô hàng loạt do ảnh hưởng sự cố vỡ đê gây ngập nặng của đợt triều cường vừa qua. Nông dân khóc ròng vì trắng tay.

Đợt triều cường ngày 7/10 vừa qua gây vỡ đê Tân Bắc, nước tràn vào khiến nhiều vườn cây ăn trái của người dân ở ấp Tân Bắc và Tân Tây bị ngập diện rộng. Nhiều hecta sầu riêng đặc sản tại địa phương bị ngâm nước nhiều ngày liền khiến cây bị thối rễ, rụng lá và chết khô hàng loạt.

2.Worldsteel nâng dự báo nhu cầu thép toàn cầu lên gần 4% trong năm 2018


Thứ Ba (16/10), Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) cho biết, nhu cầu thép toàn cầu được dự báo tăng 3,9% trong năm 2018 và 1,4% vào 2019.

Theo đó, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến đạt 1,66 tỉ tấn trong 2018 và 1,68 tỉ tấn năm 2019, theo báo cáo triển vọng tháng 10 của hiệp hội công bố hôm 16/10 tại buổi gặp mặt thường niên ở Tokyo.

3.Trung Quốc xem xét giảm lượng protein trong thức ăn chăn nuôi vì nguồn cung đậu nành thắt chặt


Trung Quốc đang tìm cách giảm lượng protein sử dụng trong thức ăn chăn nuôi heo và gia cầm, vì nguồn cung đậu nành thắt chặt sau khi Bắc Kinh áp thuế lên hàng nhập khẩu của Mỹ.

Trung Quốc đang bước vào mùa thường được xem là mùa thu mua đậu nành Mỹ, nguồn protein quan trọng đối với thức ăn chăn nuôi gia súc, và thuế quan cao hơn, một phần của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang leo thang, có thể kéo giá tăng cao.

4. Đi tìm lời giải cho bài toán thương hiệu gạo Việt Nam


Mặc dù lượng gạo Việt Nam xuất đi lớn nhưng do tỷ trọng sản phẩm cấp thấp và trung bình chiếm phần nhiều nên giá trị đem về chưa cao. Cũng từ đây, thương hiệu gạo Việt Nam vẫn là một bài toàn khó đang cần lời giải.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, “Điểm yếu của hạt gạo Việt Nam là chưa có thương hiệu mặc dù đã xuất khẩu trên 150 thị trường. Sản phẩm gạo Việt Nam khi xuất hiện trước mắt người tiêu dùng nước ngoài không phải là gắn nhãn Việt Nam. Hoặc nếu có nhãn mác Việt Nam thì họ cũng không coi gạo của chúng ta là lựa chọn số một”.

5. IEA: Tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ chậm lại vì căng thẳng thương mại và giá dầu cao


Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, nhu cầu dầu sẽ tăng trưởng yếu hơn trong năm nay và năm sau so với dự báo đầu tiên, vì căng thưởng thương mại và giá dầu thô tăng cao gây ra áp lực lớn cho nền kinh tế toàn cầu.

Theo đó, cơ quan cho biết tăng trưởng nhu cầu ước tính cho năm 2018 và 2019 đã giảm 110.000 thùng/ngày xuống lần lượt 1,3 triệu thùng/ngày và 1,4 triệu thùng/ngày.

6. Nhiều giống lúa sẽ được tài trợ vĩnh viễn để bảo tồn


Bộ sưu tập lúa lớn nhất thế giới với 136.000 giống lúa sẽ nhận được tài trợ vĩnh viễn cho việc bảo tồn và cung cấp cho hơn ba tỷ người trên toàn thế giới.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thỏa thuận giữa Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và tổ chức Crop Trust về đảm bảo nguồn tài trợ trị giá 1,4 triệu USD/năm, vĩnh viễn, sẽ được ký kết vào Ngày Lương thực Thế giới (16/10), tại Hội nghị Lúa gạo Quốc tế lần thứ 5 ở Singapore.

Nguồn tin: Vietnambiz

ĐỌC THÊM