Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

THỊ TRƯỜNG SẮT THÉP THÁNG 10 VÀ DỰ BÁO THÁNG 11/2013

I.                   THỊ TRƯỜNG THÉP TH GIỚI

Thị trường thép thế giới khá trầm lắng trong tuần đầu tháng 10 do nhu cầu yếu, đặc biệt do kỳ nghỉ lễ quốc khánh tại Trung Quốc. Tuy nhiên, sau đó thị trường sôi động trở lại khi nhiều nhà máy quay lại mua tái dự trữ. Sau một loạt đợt tăng giá thép trong tháng 9, nhiều nhà máy có chính sách giữ nguyên giá bởi vậy giá thép tương đối ổn định trong thời gian này.

Thị trường thép châu Á:

Thị trường thép châu Á có sự khác biệt rõ rệt trong tháng 10. Giá có chiều hướng giảm tại Trung Quốc và Hàn Quốc trong khi tăng tại Đài Loan và Nhật Bản.

Tại Trung Quốc, xu hướng tăng giá bắt đầu từ tháng 8 và đầu tháng 9 sau đó đã xuất hiện một số dấu hiệu yếu mặc dù các ngành tiêu thụ thép đang hồi phục. Sản lượng thép bắt đầu tăng từ cuối tháng 8 dẫn tới tăng mức dự trữ.

Thị trường thép nội địa Hàn Quốc tiếp tục yếu và không có dự kiến hồi phục trong phần còn lại năm nay. Đồng yên yếu đã ảnh hưởng xấu tới các nhà xuất khẩu Hàn Quốc. Các nhà máy thép không thể giữ giá một số sản phẩm thép dẹt trong thời gian qua.

Trong khi đó tại Đài Loan, hoạt động xuất khẩu hàng thành phẩm và sản xuất hàng chế tạo hồi phục vững. Quý 4 truyền thống là mùa tiêu thụ thép đỉnh cao ở đây. Thêm vào đó là một số nhà máy thép sẽ duy trì bảo dưỡng, dẫn tới nguồn cung giảm.

Nền kinh tế Nhật Bản đang hồi phục. Số lượng đơn đặt hàng từ ngành chế tạo đang tăng lên và mức dự trữ thép đang giảm. Các nhà máy thép đã bắt đầu đẩy giá tăng cao để bù lại chi phí sản xuất gia tăng.Hoạt động xuất khẩu đã tăng trở lại từ tháng 8 bất chấp tình hình kinh tế nghèo nàn ở châu Âu, nhu cầu tiêu thụ giảm từ một số khách mua chính tại khu vực châu Á và nguồn cung dư thừa tại Trung Quốc.

II.               THỊ TRƯỜNG THÉP TRONG NƯỚC:

Một điểm quan trọng trên thị trường thép tháng 10 là nhập siêu của ngành thép tính từ đầu năm đến nay đã chạm ngưỡng 4 tỉ USD, mức rất cao nếu so với con số 5 tỉ USD nhập siêu của năm 2012. Trong khi lượng nhập của một số sản phẩm giảm thì loại thép hợp kim có chứa boron nhập khẩu vẫn tăng mạnh. Trong khi đó, lượng thép tiêu thụ của các doanh nghiệp tiếp tục giảm, chỉ đạt khoảng 352.000 tấn trong tháng 9-2013, giảm xấp xỉ 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy lượng thép tiêu thụ chủ yếu do đẩy mạnh xuất khẩu. Song xuất khẩu cũng lại gặp nhiều khó khăn. Cũng trong tháng này, Brazil ra quyết định áp mức thuế 35,6% đối với sản phẩm thép cuộn cán nguội của Posco VST sau một thời gian điều tra chống bán phá giá. Điều này chặn đứng con đường xuất khẩu thép cuộn cán nguội của Việt Nam vào Brazil - thị trường chiếm 30% lượng xuất khẩu thép cuộn cán nguội của Việt Nam.

Nhập khẩu tăng, tiêu thụ cầm chừng, xuất khẩu bị cản trở bởi thuế xuất khẩu khiến ngành thép đứng trước muôn vàn khó khăn.

Tuy nhiên, có một tín hiệu đáng mừng là việc VN tham gia vào TPP thì ngành thép hoàn toàn có lợi, tiêu thụ sản phẩm làm ra được nhiều hơn và nhập khẩu được sản phẩm tốt hơn. Bởi sản phẩm thép của VN hiện chỉ ở mức trung bình.Nếu được giảm thuế khi vào TPP sẽ bán ra các nước ở phân khúc thép trung bình được nhiều hơn. Đổi lại, các nước trong TPP lại là các nước công nghệ làm thép cao cấp tốt hơn, đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng trong nước mua được sản phẩm thép tốt với mức giá phù hợp.

III.       DỰ BÁO XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG:

Trong tháng 11/2013, giá thép tại Trung Quốc dự kiến sẽ không tăng đột biến do nhà máy thép lớn nhất Trung Quốc, Baoshan Iron & Steel đã có dự định giữ giá các sản phẩm thép các bon chính của họ ổn định trong tháng 11. Sản lượng thép của Trung Quốc sẽ giảm nhẹ trong quý 4/2013 do nhu cầu giảm. Tiêu thụ thép tại Trung Quốc trong tháng 11 bắt đầu yếu đi vì thời tiết lạnh ở miền bắc ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng.

Giá thép tại Đài Loan cũng sẽ ổn định hoặc tăng nhẹ do nhu cầu yếu và các nhà máy Trung Quốc chào bán giá thấp hơn. Nhà máy sản xuất thép lớn nhất nước này là  CSC đã quyết định nâng giá thép trong nước giao tháng 10 và 11 với lý do giá nguyên liệu thô tăng lên.

Ngành thép châu Âu vẫn chưa giải quyết được các vấn đề khủng hoảng, cộng với thời tiết giá lạnh ảnh hưởng tới tiêu thụ thép xây dựng trong tháng tới.

Meps dự báo giá thép thế giới sẽ hồi phục trong 3 năm tới. Năm 2013 sẽ là năm giá thấp nhất chu kỳ này. Tiêu thụ sẽ bắt đầu tăng trong năm 2014 do kinh tế hồi phục song sẽ vẫn nhiều khó khăn. Những hạn chế chi tiêu của chính phủ tại các nước phương tây sẽ tiếp tục hạn chế hoạt động cơ sở hạ tầng và xây dựng. Ngoài ra, tiêu thụ thép tại Trung Quốc chậm lại đang gây nhiều lo lắng. Người mua trên khắp thế giới chắc chắn sẽ vẫn thận trọng trong việc tái thiết dự trữ. Tuy nhiên, Meps vẫn dự báo sẽ có một số hoạt động tái thiết dự trữ trong năm tới. Kết quả là giá thép trung bình trong năm 2014 dự báo sẽ cao hơn so với năm 2013.

            Tại Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ thép thường tăng mạnh trong mùa xây dựng cuối năm do thời tiết khô ráo song nguồn cung hiện đang vượt xa cầu bởi vậy giá chỉ có thể vững chứ không thể tăng mạnh trong tháng 11.

Nguồn: Vinanet

ĐỌC THÊM