Chỉ số quản lý sức mua (PMIs) đã tiếp tục cho thấy sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh của Trung Quốc, cùng với đó là ghi nhận của ngân hàng HSBC về việc sức mua nguyên vật liệu như thép của các nhà sản xuất đã giảm xuống.
Do lĩnh vực sản xuất suy yếu nên đã ảnh hưởng đến giá HRC, làm giá liên tục giảm từ mức 4.250-4.300 NDT/tấn xuất xưởng, gồm VAT 17% đối với Q235 5.5mm trong giữa tháng 02 xuống còn 3.360-3.400 NDT/tấn hồi đầu tháng 06. Giá dao động dần về mức thấp hơn kể từ đó, làm cho giá bán có lẽ là đã chạm đáy.
Chỉ số PMI tháng 06 của Trung Quốc đã đi ngược lại với dự đoán của các nhà phân tích và tiếp tục giảm xuống còn 50,1 từ mức 50,8 hồi tháng 05. Mức này được xem là ranh giới rất mong manh giữa tăng trưởng và suy thoái.
Mặc dù trước đây, chỉ số PMI của Trung Quốc cũng đã từng xuống mức thấp nhất kể từ tháng 09/2012 ở mức 48,2 sau khi giảm so với mức 49,2 trong tháng 05. Điều đáng nói là các nhà sản xuất của Trung Quốc ghi nhận rằng đã có sự suy giảm lần đầu về sản lượng trong 8 tháng.
Khảo sát của HSBC gồm nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn, trong khi chỉ số PMI chính thức lại đưa ra ở những doanh nghiệp nhà nước và công ty lớn hơn. Chỉ số PMI chính thức của Trung Quốc cũng đã đề cập đến các công ty nhỏ hơn làm cho tình hình càng trở nên tồi tệ. Chỉ số PMI đối với các doanh nghiệp lớn là 50,4 trong tháng 06, còn ở các công ty vừa và nhỏ chỉ số này lần lượt là 49,8 và 49,8.
“Giá giảm và hàng tồn kho tăng lên đã gây thêm áp lực cho các nhà sản xuất Trung Quốc trong tháng 06. Và việc khủng hoảng tiền mặt trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian gần đây có lẽ đã làm chậm sự mở rộng quy mô sản xuất của các nhà máy. Do Bắc Kinh không sử dụng các biện pháp kích thích phát triển kinh tế nên có lẽ tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục suy giảm trong những tháng tới”, một chuyên gia kinh tế cho biết.
Nguồn: Satthep.net