Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thị trường thép "hạ nhiệt"?

Đúng như dự báo, ghi nhận của chúng tôi những ngày gần đây, giá thép xây dựng đã giảm theo nhu cầu. Bên cạnh đó sản lượng của các đơn vị thép đã giảm so với các tháng trước.

Theo ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam, giá thép trong nước còn phụ thuộc giá thế giới nên khi giá thế giới giảm, giá trong nước sẽ giảm theo. Việc áp dụng chính sách chặt chẽ, thận trọng trong lĩnh vực tiền tệ (điều chỉnh lãi suất, điều chỉnh tỷ giá, hạn chế tín dụng...) và các công trình xây dựng hiện đang có xu hướng giảm đã tác động khổn nhỏ tới thị trường thép.

Việc cắt giảm đầu tư công, tạm dừng, hoãn các công trình chưa thật cần thiết cũng khiến nhu cầu vật liệu xây dựng giảm đáng kể. Cụ thể, vào cuối tháng 3/2011 một số công ty thép ở khu vực phía Nam đã giảm giá từ 200.000 đến 300.000 đồng/tấn. Hiện giá thép giao tại nhà máy (chưa bao gồm VAT) dao động quanh mức 15,5 - 16,4 triệu đồng/tấn.

Hiện giá thép cuộn giao tại nhà máy giảm còn 18,5 triệu đồng/tấn, thép cây khoảng 18,4 triệu đồng/tấn (đã tính 10% VAT).Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, tổng lượng phôi thép tồn cùng với lượng phôi sản xuất trong nước và phôi nhập khẩu về trong tháng 4/2011 ở mức khá cao, gần 580.000 tấn, tăng 80.000 tấn so với tháng 3/2011. Vì vậy dự đoán, quý II/2011, do cung vượt cầu lớn nên giá thép có thể chững lại hoặc giảm nhẹ ở cả thị trường miền Bắc và miền Nam.

Thêm vào đó, theo ông Nghi, giá phôi thép và thép phế trên thế giới đã chững, trong khi đó ngành thép vẫn đang phải nhập khẩu rất lớn phôi và thép phế nên khi giá thế giới giảm sẽ kéo theo giá trong nước giảm.

Tuy nhiên, mức giá sẽ không giảm sâu và nhiều biến động so với thời điểm năm 2008, sẽ chỉ dao động quanh mức 16,3 triệu đồng/tấn. Và theo đánh giá mức tiêu thụ thép cũng đã giảm so với thời điểm năm 2008, cộng thêm sản lượng dự trữ cũng như sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất và kinh dpanh thép trong nước đang nhiều nên khó có khả năng tăng giá thép.

Giải thích về hiện tượng mỗi tuần một giá trong tháng 1 và 2/2011, ông Nghi cho biết, mức tiêu thụ của những tháng này tăng đột biến khoảng 469.000 tấn và 475.000 tấn được cho là tăng mạnh so với mọi năm, nhất là trong thời điểm lạm phát như hiện nay. Nhu cầu tăng cộng thêm giá nhập phôi và thép phế liệu tăng và các yếu tố trong nước như giá điện, chi phí vận chuyển tăng đã kéo theo giá thép tăng.

Dự báo tháng 5 và 6 tới đây, giá thép sẽ theo chiều hướng giảm do nhu cầu giảm và giá nguyên liệu nhập khẩu giảm. Tuy nhiên, đây sẽ là thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép do thị trường tiêu thụ chậm, hơn nữa khả năng cắt giảm điện cao.

Hơn nữa, hiện nay sức mua có dấu hiệu chững lại, khiến nhiều đại lý thép tích trữ từ trước đẩy mạnh lượng bán ra để “tránh” lỗ do giá có thể đi xuống. Các nhà sản xuất cũng đã điều chỉnh giá giảm từ 200.000 - 300.000 đồng/tấn.

Nguồn: giaothongvantai

ĐỌC THÊM