Feng Hsin, một trong những nhà sản xuất thép dài lớn tại Đài Loan đã thông báo giữ giá thép cây và thép tiết diện đồng thời cắt giảm giá mua phế liệu 200 NDT/tấn trong tuần này. Sau khi thông báo, giá cốt thép mới của Feng Hsin sẽ ở mức 17.900 đô la Đài Loan/tấn, giá thép tiết diện sẽ đạt 19.700 ~ 19.900 đô la Đài Loan/tấn và giá thu mua phế liệu đạt khoảng 10.500 ~ 11.400 đô la Đài Loan/tấn. Một người tham gia thị trường cho biết có hai lý do khiến Feng Hsin cắt giảm giá phế liệu trong tuần này. Một là giá nhập khẩu phế liệu đã giảm trong tuần trước và hầu hết phế liệu dùng trong lò nung được nhập khẩu vào thị trường Đài Loan.
(News Date) Các nhà máy thép không gỉ của Nhật Bản đã bắt đầu đàm phán giá cho các sản phẩm thép không gỉ cán nguội đối với các lô hàng tháng 10 với khách hàng châu Á. Hầu hết các nhà sản xuất thép không gỉ của Nhật Bản đã tăng giá thêm 100 USD/tấn do giá nickel tăng hơn. Nippon Steel & Sumikin Stainless (NSSC), nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất tại Nhật Bản thông báo giữ giá thép dây cán nguội loại austenit và thép dây cán nguội Ferit không thay đổi đối với phiếu tháng Chín.
(News Date) Kho dự trữ quặng sắt tại các cảng chính của Trung Quốc hiện vẫn còn ở mức cao. Các kho dự trữ quặng sắt tại 31 cảng biển lớn đạt 107 triệu tấn tính đến ngày 12/9, tăng thêm gần 630.000 tấn so với tuần trước đó. Trong số đó, các nhà cung cấp quặng sắt của Úc đã tăng thêm 460.000 tấn đạt 56 triệu tấn và 18,51 triệu tấn quặng sắt từ Brazil. Chỉ số giá nhập khẩu quặng sắt tinh chế 62% giảm 5 điểm so với tuần trước, còn 83 điểm trong tuần kết thúc ngày 09/9.
(News Date) Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngành công nghiệp thép Việt Nam đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn. Nguồn cung sản phẩm thép nhập khẩu ngày càng tăng từ Trung Quốc và một số quốc gia khiến cho một số nhà sản xuất thép Việt Nam đã phải ngừng sản xuất.
Trong Tám tháng đầu năm, sản lượng thép thô của nước này đạt khoảng 1,95 triệu tấn và sản lượng các sản phẩm thép cán tăng 22,8% lên 2,31 triệu tấn. Khối lượng thép nhập khẩu đã tăng 14,4% trong thời gian này. Bộ Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) của Việt Nam lần đầu tiên đã áp đặt mức thuế mới về nhập khẩu sản phẩm thép không gỉ từ các nước châu Á bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia và Malaysia.
(News Date) China Steel Corp (CSC), nhà sản xuất thép carbon lớn nhất tại Đài Loan công bố giá thép tấm AP (nguyên liệu không được nhà máy chứng nhận) cho tháng Mười vào ngày ngày 12/9. CSC quyết định giữ giá thép tấm AP ổn định. Trong khi đó, CSC sẽ vẫn giữ nguồn cung cấp thép tấm AP trong tháng Mười và giữ cùng khối lượng trong quý 4.
(News Date) Giá quặng sắt giao ngay 62% xuất sang Trung Quốc hồi phục trở lại. Giá hiện tại đang được chào bán ở mức 82,80 USD/ tấn, tăng 0,16 USD/ tấn hay 0,19% so với giá trước đó. Giá trung bình quặng sắt đạt 84,36 USD/tấn trong tháng này. Trong khi đó, chỉ số giá quặng sắt Trung Quốc tăng 0,41 điểm, tương đương 0,14% so với tuần trước, đạt 295,90 điểm tính đến ngày 12/9, theo số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc (CISA).
(News Date) Công ty Tokyo Steel của Nhật Bản thông báo tăng giá mua phế liệu thêm 500-1.000 Yên/tấn từ ngày 13/9. Sau khi điều chỉnh, giá mua phế liệu H2 đạt trung bình 32.500-34.000 yên/tấn. Trong số đó, giá mua phế liệu tại nhà máy Utsunomiya đạt 34.000 yên/tấn. Giá mua tại nhà máy Okayama đạt 33.000 yên/tấn. Giá tại nhà máy Tahara đạt 34.000 yên/tấn, giá mua tại nhà máy Kyushu đạt 33.500 yên/tấn và tại trung tâm thép Takamtsu đạt 32.500 yên/tấn.
Nguồn tin: GCVT