Theo Cơ quan chính sách tài chính của Bộ Tài chính Indonesia (BKF), nước này có thể áp đặt thuế chống bán phá giá đối với thép tấm và cuộn cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam có hiệu lực trong 3 năm.
Mức thuế sẽ từ 5,9% đến 55,6% theo yêu cầu của KADI, Ủy ban chống bán phá giá Indonesia.
Mức thuế cao nhất sẽ được áp đặt đối với các công ty Nhật Bản bao gồm Nippon Steel Corporation và Sumitomo Metal Industries Ltd với mức 55,6%. Mức thuế thấp nhất sẽ được tính đối với SYNN Industrial Đài Loan.
KADI đã áp đặt thuế chống bán phá giá sắt và thép tấm cán nóng từ Trung Quốc, Singapore và Ukraine hồi tháng 10/2012.
(Newsdate) Theo báo cáo, Korean Hyundai Steel đã mua 2 lô thép phế liệu H2 từ Nhật Bản với mức giá 35.000 -35.500 yên/tấn FOB, giảm 300-500 yên/tấn so với giá mua trước đó.
Nguồn tin công nghiệp cho biết, giá xuất khẩu thép phế liệu H2 Nhật Bản sang Hàn Quốc không thể tăng hơn nữa trong tươnglai gần.
(Newsdate) Theo báo cáo, giá nhập khẩu thanh cốt thép tại Singapore hầu như không thể tăng do nền kinh tế toàn cầu không thuận lợi và giá nguyên vật liệu suy giảm, nhu cầu nội địa đối với sản phẩm thép trầm lắng.
Hiện tại, giá thanh cốt thép BS4449 GR460 hoặc GR500 với đường kính OD16-22mm từ Trung Quốc ở mức 570-590 USD/tấn, trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ chào giá ở mức 620-640 USD/tấn (cả hai đều CFR, Singapore).
Theo một thương gia thép tại Singapore, giá nguyên liệu tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại quá cao để có thể chấp nhận trên thị trường, bởi vậy rất có lợi cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Ông không tin rằng giá nhập khẩu thanh cốt thép sẽ tăng trong ngắn hạn.
(Newsdate) Trong tháng 2/2013, Nhật Bản đã xuất khẩu 3,6 triệu tấn sản phẩm sắt và thép, ổn định so với tháng trước đó, trong khi đó lại tăng 12,8% so với cùng tháng năm ngoái, Bộ tài chính Nhật Bản cho biết.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sắt và thép của nước này trong tháng 2/2013 đạt 292,5 tỉ USD, tăng 9,5% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng tháng năm ngoái.
Trong tháng 2/2013, xuất khẩu sản phẩm sắt và thép của Nhật Bản sang Mỹ đạt tổng cộng 192.000 tấn, giảm 17,5%; sang EU đạt 16.000 tấn, giảm 57,5% và sang Trung Quốc đạt 438.000 tấn, giảm 15,8%; tất cả đều so với cùng tháng năm ngoái.
(Newsdate) Theo số liệu mới nhất bởi Liên đoàn sắt và thép Nhật Bản (JISF), sản lượng thép thô của nước này trong tháng 2/2013 đạt 8,317 triệu tấn, giảm 6,2% so với tháng trước và giảm 3,4% so với cùng tháng năm ngoái.
Sản lượng thép thô hàng ngày của nước này ở mức trung bình 297.000 tấn, tăng 3,9% so với tháng trước. Trong khi đó sản lượng quặng sắt của nước này trong tháng 2/2013 đạt 6,357 triệu tấn, giảm 9,5% so với tháng trước và giảm 0,5% so với cùng tháng năm ngoái.
Theo thống kê, sản lượng thép thô của Argentina trong tháng 2/2013 đạt 320.800 tấn, tăng 0,2% so với tháng trước nhưng giảm 28,7% so với cùng tháng năm ngoái.
Trong tháng 2/2013, sản lượng thép cán nóng của nước này đạt 353.900 tấn, giảm 7,7% so với tháng trước đó và giảm 9,2% so với cùng tháng năm ngoái. Trong số đó, 199.100 tấn là sản phẩm thép phẳng cán nóng, giảm 7,6% và 154.800 tấn sản phẩm thép dài cán nóng, giảm 7,9%, cả hai đều so với cùng tháng năm ngoái.
Trong 2 tháng đầu năm 2013, sản lượng thép thô của nước này đạt 640.800 tấn, giảm 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
(Newsdate) Theo số liệu mới nhất bởi World Steel, sản lượng thép thô toàn cầu trong tháng 2/2013 đạt tổng cộng 123 triệu tấn, tăng 1,2% so với cùng tháng năm ngoái. Trong số đó, 61,8 triệu tấn được sản xuất bởi Trung Quốc, tăng 9,8%; 8,3 triệu tấn bởi Nhật Bản, giảm 3,4% và 5 triệu tấn được sản xuất bởi Hàn Quốc, giảm 8,5%, tất cả đều so với cùng tháng năm ngoái.
Tại châu Âu, sản lượng thép thô của Đức trong tháng 2/2013 đạt tổng cộng 3,4 triệu tấn, giảm 3,7%; Italia đạt 2,1 triệu tấn, giảm 15%; Pháp đạt 1,3 triệu tấn, giảm 0,8%; Tây Ban Nha đạt 1,2 triệu tấn, giảm 1,7% và Thổ Nhĩ Kỳ đạt 2,7 triệu tấn, giảm 3,9%; tất cả đều so với tháng 2/2012.
Tại châu Mỹ, Hoa Kỳ đã sản xuất 6,7 triệu tấn thép thô trong tháng 2/2013, giảm 11,8% và Brazil đã sản xuất 2,6 triệu tấn, giảm 6,2%, cả hai đều so với cùng tháng năm ngoái.
(Newsdate) Theo báo cáo, tại thị trường Peru, giá thanh cốt thép đã tăng 2-4% kể từ năm nay, do nhu cầu tăng mạnh từ lĩnh vực xây dựng.
Năm ngoái, nhu cầu thanh cốt thép từ ngành công nghiệp xây dựng nước này tăng 15% so với cùng kỳ năm trước đó.
Về triển vọng, dự kiến giá thanh cốt thép sẽ tăng hơn nữa trong tương lai gần, được hậu thuẫn bởi dự án cơ sở hạ tầng đang diễn ra ở nước này.
Nguồn tin: GCVT