Toàn cảnh thị trường.
Từ tình hình thế giới giảm cộng với các xu hướng về tỷ giá VND/USD giảm, nếu trong điều kiện bình thường sẽ có một ảnh hưởng đối với giá cả của thị trường thép hiện nay. Tuy nhiên, theo quan sát của Satthep.net các công ty thép thương mại Việt Nam có vẻ như ít quan tâm tới cácyếu tố trên trong giai đoạn này. ”Hiện tại, chúng tôi không nhập khẩu, và cũng không quan tâm đến nhập khẩu, vì các lẽ sau: Hàng tồn chưa bán hết, thị trường trong nước thì yếu và lộn xộn, các size thiếu hàng giá vẫn cao, còn cái size hàng phổ thông vẫn đầy ra đấy” Một công ty thương mại cho biết.
Thị trường thép cán nóng vẫn duy trì một sự ảm đạm chung, tuy nhiên đã có các động thái giảm giá để bán được hàng. Hiện tại thì các mặt hàng thép từ 3-12mm thì lượng tiêu thụ vẫn duy trì ở mức thấp và không có bất cứ một tín hiệu nào cho việc sẽ có một lượng cầu tốt hơn cho loại thép này trong tương lai. Các giao dịch thương mại cũng hết sức chậm chạp do sự cộng hưởng giữa nhu cầu tiêu thụ chậm chạp và lãi suất ngân hàng tạo nên sức ép lên giá thành đẩy lợi nhuận đầu cơ, nguy cơ rủi ro thua lỗ ngày càng cao hơn bao giờ hết.
Tình hình tài chính của một số công ty thép theo lời đồn đại trên thị trường đã ở mức báo động. Trước sức ép của ngân hàng gần như họ không “cựa quậy” được. Hàng hóa bán ra đã phải chịu lỗ.
Thị trường thép tấm/cuộn cán nóng
Tình hình mua bán trong tuần này diễn ra khá chậm, thậm chí chậm hơn cả tuần rồi. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp thương mại trong ngành thép cũng như các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng cũng đang đói vốn.
Về phía doanh nghiệp ngành thép, tỷ giá giữa USD/VND không còn là chủ đề nóng nữa mà là bài toán về lãi suất ngân hàng đang được quan tâm. Một số doanh nghiệp thương mại đã chấp nhận bán lỗ một số đơn hàng để xoay đồng vốn. Còn một số doanh nghiệp khác cũng chưa có động thái gì về việc nhập hàng từ nước ngoài về bán lại thị trường trong nước.
Các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng trong lĩnh lực cơ khí thì họ cũng rất thận trọng trong việc mua hàng. Những doanh nghiệp mua bằng tiền mặt thì họ muốn mua với giá thấp từ các đơn vị cung cấp mới, bất chấp việc chào hàng từ các đơn vị cũ. Họ cho rằng vào thời điểm này có tiền mặt thì lựa chọn những chỗ có giá thấp thì họ sẽ mua không nhất thiết phải mua từ chỗ quen mà giá cả hơn cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp muốn mua trả chậm thì họ lại bám trụ vào các doanh nghiệp trước đây thường xuyên cung cấp hàng cho họ.
Thị trường thép tấm cán nóng đang có những thông tin chào ra hết sức nhạy cảm. Cũng như tuần trước, một lương hàng lớn thép tấm cán nóng từ 3-12mm với số lượng 5.000-7.000 tấn đang được chào bán với giá 16.000 VND/kg và với số lượng từ 1.000 tấn là giá 16.100-16.200 VND/kg. Mức giá này cũng được xôn xao từ tuần trước, nhưng không rõ ràng và không chào với số lượng lớn như thế này. Tuy nhiên với mức giá này cũng không có nhiều người mua.
“Hiện tại, cũng vẫn là việc ra hàng quá chậm. Giá bán ra hiện nay chỉ ở mức 16.300-16.500 VND/kg bán lẻ thì mua vào ở giá 16.100-16.200 VND/kg là quá rủi ro. Chúng tôi còn nghe nói có những lô hàng giá còn thấp hơn nữa”, một công ty thương mại nói về động thái chào hàng trên.
Bảng giá thép tham khảo tuần 23/2011
Hàng tấm | Giá (vnd/kg) đã có VAT (giá bán lẻ) | Hàng cuộn lô lớn | Giá (vnd/kg) đã có VAT |
3 | 16,500 | 1.2mm(Nippon) | 18.200 |
4 | 16,500 | 1.5mm | 17.300 |
5 | 16.900 | 1.8mm | 17.000(MMK) |
6 | 16.400-16.600 |
|
|
8,10;12 | 16.400-16.600 | 4-12mm | 16.800 (chào ra) |
14;16 | 16.900-16.700 | 2.0 mm | 16.800 |
25mm | 17.400-17.500 | 2.0 đã xả băng xà gồ | 16.800-17.000 |
3-8(gân) | 17.100-17.500 | 20.mm(tấm) | 17.500 |
Giá thực bán có thể bớt 100-200 |
|
|