I.Tỷ giá và lãi suất Ngân hàng tuần 38
Tỷ giá: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23,193 VND/USD.
Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua vào ở mức 23,175 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 23,839 VND/USD.
VietinBank niêm yết tỷ giá ở mức: 23,043 đồng (mua vào) và 23,273 đồng (bán ra).
Tỷ giá Vietcombank niêm yết ở mức: 23,060 đồng (mua vào) và 23,270 đồng (bán ra).
Giá 1 USD đổi sang VND tại Techcombank niêm yết theo tỷ giá: 23,069 đồng – 23,269 đồng (mua vào - bán ra)
Giá USD tại ngân hàng Eximbank, giá mua - bán USD là 23,080 – 23,250 đồng/USD.
Giá 1 USD đổi sang VND tại BIDV niêm yết theo tỷ giá: 23,090 đồng – 23,270 đồng.
Lãi suất:
Mặc dù Ngân hàng Nhà (NHNN) nước đã hai lần cắt giảm lãi suất chính sách năm nay, hồi tháng 3 và tháng 5, xuống còn 4.5% nhưng nhìn chung lãi suất của Việt Nam vẫn thuộc dạng cao trong khu vực, kể cả so với những nền kinh tế cùng thứ hạng như Philippines, Indonesia hoặc Ấn Độ.
Nhiều cá nhân và tổ chức đã khuyến nghị NHNN tiếp tục giảm lãi suất chính sách thêm nữa trong bối cảnh lãi suất trong nước vẫn cao và nhiều nước vẫn đang tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và thậm chí là nới lỏng định lượng (ngân hàng trung ương trực tiếp mua trái phiếu Chính phủ) kể từ đầu năm nay.
Trên thực tế, không thể chỉ đơn thuần nhìn vào mức chênh lệch lãi suất với các nền kinh tế để kêu gọi hạ lãi suất ở Việt Nam. Bởi lãi suất có giảm được hay không và bao nhiêu phụ thuộc trước tiên vào mức lạm phát của Việt Nam so với khu vực và thế giới.
Trong khi xu hướng chung khi đại dịch nổ ra là lạm phát có xu hướng sụt giảm mạnh, thậm chí là tụt xuống dưới 0, nhưng ở một số nước như Việt Nam và Ấn Độ lạm phát vẫn neo ở mức đáng kể, trên 3%/năm vào các tháng gần đây.
Có sự liên hệ rõ ràng giữa lạm phát với lãi suất. Những nước có lạm phát càng thấp, thậm chí là âm như Singapore, Malaysia và Thái Lan thì lãi suất của họ cũng rơi xuống mức rất thấp.
Như vậy, có thể thấy tỷ giá cũng là một trong những tham số quan trọng khác để quyết định có cắt giảm lãi suất hay không. Liên hệ với Việt Nam, khó có thể phủ nhận rằng lãi suất được cắt giảm có chừng mực là một yếu tố, bên cạnh sự can thiệp trực tiếp vào tỷ giá (mua vào USD của NHNN), giúp duy trì sự ổn định của tỷ giá USD/VND trong suốt thời gian qua.
Sự ổn định tỷ giá có thể là một chính sách ưu tiên của NHNN trong thời gian qua. Sự ổn định này có thể được nhìn nhận là một biểu hiện thành công trong điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của NHNN. Trong bối cảnh Mỹ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ thì NHNN càng có thêm lý do để không nới lỏng thêm quá mức chính sách tiền tệ (cắt giảm thêm lãi suất điều hành) để tỷ giá suy yếu đi, bởi làm thế sẽ giúp khẳng định thêm tính chính đáng của lời cáo buộc của Mỹ.
Trong những tháng tới, liệu NHNN có thể, có nên cắt giảm thêm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế không? Câu trả lời trước hết vẫn phải phụ thuộc vào diễn biến của lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới. Nếu lạm phát tiếp tục có xu hướng dịu đi thì rõ ràng NHNN sẽ có thêm dư địa để cắt giảm lãi suất hơn nữa.
II. Hàng nhập khẩu về trong tuần 38
LOẠI HÀNG | KHỐI LƯỢNG (tấn) |
THÉP TẤM | 6,820.227 |
TÔN NÓNG | 25,364.271 |
III. Bảng tổng hợp giá chào về Việt Nam tuần 38
Loại hàng | Xuất xứ | Giá (USD/tấn) | Thanh toán |
HRC SAE1006 | Đài Loan | 538 | CFR |
HRC SAE1006 | Trung Quốc | 520-525 | CFR |
HRC SS400 | Trung Quốc | 515 | CFR |
Tấm dày Q235/SS400 12-25 mm | Trung Quốc | 527-535 | CFR |
Tấm dày Q235/SS400 12-25 mm | Nga | 520 | CFR |
| | | |
| | | |
| | |