Kết quả 6 tháng đầu năm 2009 cho thấy lượng thép xây dựng đã sản xuất đạt 94% và tiêu thụ đạt 103% so với 6 tháng cùng kỳ năm ngoái. Giá thép được tăng dần theo tỷ lệ thuận với các yếu tố đầu vào tăng.
Thị trường thép diễn biến tích cực đặc biệt từ cuối tháng 3/2009 đến nay, các doanh nghiệp ngành Thép đánh giá rất cao 5 gói giải pháp cơ bản của Chính phủ đề ra và chỉ đạo thực hiện một cách kiên quyết, linh hoạt, kịp thời...; tập trung vào khôi phục sản xuất bền vững, kích cầu nội địa , chính sách tài chính cởi mở, an sinh xã hội, đảm bảo nguyên tắc dúng pháp luật hiện hành phù hợp với quy định quốc tế.
Trong quí I/2009, giá thép được bán với mức thấp chạm đáy, từ quý II dần dần được tăng lên.Việc tăng giá thép trong quý II là sự cần thiết vì phôi thép phế liệu nhập khẩu giá tăng cao, tỷ giá VND và USD biến động tăng, điện nước, xăng dầu, vận tải tăng, tiền lượng cơ bản tăng, thuế NK phôi thép và thép thành phẩm tăng....
Thép nước ngoài được nhập vào ồ ạt, bình quân 38.000 tấn/tháng thép cuộn phi 6, 8 làm cho thị phần tiêu thụ thép cuộn của các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước giảm sút từ 25-30% còn 20%, đặc biệt là thép cuộn từ Trung Quốc có chứa % Bora thấp nhập khẩu được kê khai là thép hợp kim Bora hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% và thép cuộn phi 6, phi 8 từ các nước ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế ưu đãi 0% (có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá là Form D). Những loại thép cuộn này được bán với giá thấp hơn thép sản xuất trong nước từ 500.000-700.000 VND/tấn.
Từ những khó khăn ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới vào các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam và lợi dụng sơ hở trong một số chính sách nhập khẩu của Việt Nam, thép cuộn nước ngoài đã nhập khẩu vào và cạnh tranh chiếm thị phần đáng kể. Hiệp hội thép đã họp bàn với các doanh nghiệp tìm biện pháp chủ quan và khách quan để vượt qua.
Đối với doanh nghiệp hiện tại và tương lai phải tìm cách tăng khả năng cạnh tranh, tăng cường tuyên truyền thương hiệu thép sản xuất trong nước. Đối với nhà nước, cần hỗ trợ doanh nghiệp một số cơ chế chính sách: Tăng thuế NK phôi thép và thép thành phẩm để bảo vệ sản xuất thép trong nước trong lội trình cho phép của Tổ chức thương mại Thế giới. Khắc phục những sơ hở mà các nhà nhập khẩu lợi dụng như thép hợp kim Bora.
Theo dự báo cuối năm 2009, có thêm một số nhà máy mới sản xuất phôi thép và thép xây dựng vào sản xuất ổn định có sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Công suất các nhà máy sản xuất phôi thép sẽ là 4,5-4,7 triệu tấn/năm. Công suất các nhà máy sản xuất thép cán xây dựng sẽ xấp xỉ 7 triệu tấn/năm. Công suất các nhà máy sản xuất thépcuộn cán nguội sẽ là 2 triệu tấn năm. Như vậy thị trường không thiếu thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, phôi thép đáp ứng > 80% nhu cầu. Quý III, sản xuất và tiêu thụ thấp hơn quý II và cao hơn quý I/2009. Sang quý IV, sản lượng sản xuất và tiêu thụ sẽ cao hơn quý III. Tổng lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2009 đạt cao hơn năm 2008 từ 3-5%. Giá thép tiêu thụ có thể sẽ tăng cao hơn một chút nhưng không có tăng đột biến.
Hiệp hội thép Việt Nam dự báo, giá thép xây dựng nửa đầu tháng 8 sẽ ổn định, do thời tiết mưa nhiều, không thuận lợi cho việc xây dựng. Hiện giá bán thép xây dựng tại nhà máy, chưa trừ triết khấu và chưa có thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp dao động từ 10,7-10,9 triệu đồng/tấn tại phía Bắc; phía Nam từ 10,46-10.86 triệu đồng/tấn. Giá bán thép hiện nay đã giảm khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.Giá bán lẻ thép trên thị trường phía Bắc phổ biến ơ mức từ 11,5-13 triệu đồng/tấn và từ 11,2-12,5 triệu đồng/tấn ở phía Nam.Hiệp hội cũng cho biết do yếu tố mùa vụ nên trong tháng 6/2009 sản xuất và tiêu thụ thép không thuận lợi, sản xuất chỉ đạt 340.000 tấn, giảm 52.000 tấn; tiêu thụ đạt 330.000 tấn, giảm 52.000 tấn; tiêu thụ đạt 330.000 tấn, giảm 25.000 tấn so với tháng trước. Bên cạnh đó, lượng thép thành phẩm tồn kho hiện còn 150.000 tấn và lượng phôi thép dự trữ cho tháng 7 còn 470.000 tấn cùng với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong tháng nên đủ nguồn cung cho thị trường, giá ổn định.
Để ổn định sản xuất và tiêu thụ thép rất cần sự hỗ trợ chính sách của Nhà nước, tiếp tục kích cầu nội địa tạo thị trường thép hoạt động sôi nổi thông qua biện pháp giải ngân cho công trình với mức cao, cho vay thuận lợi với lãi suất ưu đãi. Điều hành ổn định tỷ giá USD và cung ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ với mục đích nhập khẩu nguyên liệu vật tư để duy trì sản xúât.
(Vinanet)