Trung Quốc lên kế hoạch chi 1,5 nghìn tỷ đôla cho các ngành công nghiệp chiến lược Nguồn: Giavang.net
Theo hãng tin Reuters,Trung Quốc có thể sẽ chi 1,5 nghìn tỷ đôla cho 7 ngành công nghiệp chiến lược trong 5 năm tới. Theo đó, quốc gia này có thể sẽ đầu tư 2 nghìn tỷ NDT (300 tỷ đôla) hàng năm vào các ngành năng lượng thay thế, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, chế tạo thiết bị cao cấp, vật liệu tiên tiến, nhiên liệu thay thế dành cho ô tô và các ngành công nghệ tiết kiệm năng lượng và môi trường.
Tuy nhiên, Uỷ Ban cải cách và phát triển quốc gia vẫn chưa đưa ra ý kiến nào.
FED đã cung cấp các khoản vay 9.000 tỷ USD cho các ngân hàng lớn và công ty ở Phố Wall
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã cung cấp các khoản vay có tổng trị giá 9.000 tỷ USD cho các ngân hàng lớn và công ty ở Phố Wall. Số tiền khổng lồ này được giải ngân thông qua một chương trình cho vay đặc biệt do FED đưa ra hồi tháng 3/2008, khi ngân hàng Bear Stearns sụp đổ, để giữ cho thị trường trái phiếu hoạt động bình thường.
Các ngân hàng nước ngoài cũng được hưởng lợi từ các khoản cứu trợ của FED thông qua các công cụ tài chính, trong đó có Chương trình đấu giá cho vay kỳ hạn (TAF), như ngân hàng UBS của Thụy Sĩ đã kiếm được khoản vay hơn 165 tỷ USD, Deutsche Bank (97 tỷ USD) và Royal Bank of Scotland (92 tỷ USD).
Xuất khẩu của 16 nước khu vực châu Âu tăng 1,9% so với quý 2
Đầu tư sau khi tăng 1,7% vào quý trước đang chững lại, trong khi tiêu dùng tăng thêm 0,3%. GDP tăng 1,9% so với cùng kì năm ngoái. Tiêu dùng chính phủ tăng lên 0,4% so với mức 0,1% của quý 2. Nhập khẩu tăng 1,7%. Hàng tồn kho không đóng góp gì cho GDP trong quý này.
Những thống kê quan trọng này cho thấy sự phục hồi trong nhu cầu tiêu dùng và là dấu hiệu về sự mở rộng kinh tế. Số liệu GDP cho thấy xu hướng phân hóa ngày càng rõ rệt trong nội bộ châu Âu. GDP của Đức tăng 0,7% so với quý 2 trong khi GDP của Pháp và Italia lần lượt giảm còn 0,4% và 0,2%.
WESP 2011: Đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đã bắt đầu chững lại
Trong báo cáo "Tình hình kinh tế thế giới và triển vọng năm 2011" (WESP 2011), Liên hợp quốc cảnh báo kể từ giữa năm nay, đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đã bắt đầu chững lại và có nhiều dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng trong hai năm tới sẽ yếu đi. Năm nay, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,6%, song sẽ lần lượt giảm xuống còn 3,1% và 3,5% trong hai năm tiếp theo.
Dự kiến trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng của Mỹ sẽ chỉ đạt 2,2%, giảm so với tốc độ 2,6% dự kiến cho năm nay, trước khi tăng lên mức 2,8% vào năm 2012. Tỷ lệ thất nghiệp của nước này có thể sẽ lên mức 10% vào năm tới.
ECB giữ nguyên lãi suất ở mức 1%
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm qua đã giữ nguyên lãi suất ở mức 1% như dự báo trong bối cảnh lo sợ về khủng hoảng nợ công vẫn còn bao trùm và đà phục hồi kinh tế khu vực tiếp tục bộc lộ dấu hiệu ảm đạm. Tất cả 74 nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Reuters dự báo ECB giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục này cho đến quý 4/2011.
Hồng Kông xôn xao vì phát hiện vàng giả
ông Haywood Cheung, Chủ tịch Chinese Gold & Silver Exchange Society, một sàn vàng đã tồn tại cả thế kỷ ở Hồng Kông cho hay, ông được biết đã có ít nhất 200 ounce vàng, trị giá 280.000 USD bị làm giả được phát hiện bởi các công ty nữ trang và hiệu cầm đồ. Tuy nhiên, ông cho rằng, số lượng vàng giả lớn gấp 10 lần mức này có thể đã xâm nhập vào thị trường bán lẻ.
Tờ Financial Times gọi đây là một trong những vụ làm giả vàng có độ tinh vi cao nhất tại thị trường này trong nhiều thập kỷ qua.
Số lượng người nhận trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ tăng ít hơn dự đoán
Số lượng người nhận trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần trước tăng thêm 26,000 lên 436,000 trong tuần lễ kết thúc vào ngày 27/11, thấp hơn mức dự báo 440,000 của các chuyên gia kinh tế. Số lượng người nhận bảo hiểm thất nghiệp và nhận thanh toán phụ trội đều tăng. Thị trường lao động rõ ràng đang phục hồi, nhưng cần có thời gian để mọi nỗ lực trở thành hiện thực.