Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin kinh tế thế giới ngày 13/4/2011

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo nguy cơ giá dầu ngày một cao đã trở thành một mối đe doạ lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, Mỹ cũng thiếu một “chiến dịch đáng tin cậy” để khống chế các khoản nợ công đang ngày càng phình to.

Nhật hạ dự báo tăng trưởng kinh tế

Chính phủ Nhật Bản hôm nay đã chính thức hạ mức dự báo kinh tế lần đầu tiên trong vòng 6 tháng qua, khi cho biết nền kinh tế này đang bị ảnh hưởng bởi thảm họa động đất và sóng thần.

"Kinh tế Nhật gần đây đang cho thấy những dấu hiệu suy yếu, do tác động từ trận siêu động đất ở vùng đông bắc", Chính phủ Nhật cho biết trong báo cáo kinh tế tháng 4.

Chính phủ Nhật cũng hạ mức đánh giá đối với một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, bao gồm kim ngạch xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và tiêu dùng cá nhân, khi thiên tai làm đình trệ dây chuyền cung ứng và gây nên tình trạng thiếu điện ở nhiều nơi.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ nửa cuối 2011 

Kết quả thăm dò mới nhất đăng trên tờ Wall Street Journal ngày 11/4 cho biết 56 nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò nói trên dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng 3,6% trong quý IV/2011, và giá dầu sẽ quay về mức dưới 100 USD/thùng vào cuối năm.

Các nhà kinh tế cũng dự báo mỗi tháng nền kinh tế Mỹ sẽ tạo thêm khoảng 200.000 việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức 8,3% vào cuối năm 2011 so với mức 8,8% hiện nay.

Nhu cầu về khí đốt của Nhật tăng tới 59% 


Theo hãng tin Bloomberg, nhu cầu về khí đốt của xứ sở hoa anh đào tăng tới 59% sau động đất, nhu cầu về dầu thô tăng gấp 3 lần.

Nhật Bản là nước tiêu thụ dầu và xuất khẩu xăng lớn thứ 3 thế giới. Thảm họa vừa qua đã khiến nước này đang phải đối mặt với một nhu cầu lớn hơn về các sản phẩm đã được tinh chế do phải bù đắp cho sự sụt giảm nguồn năng lượng điện hạt nhân.

Giới phân tích dự báo, Nhật Bản sẽ cần khoảng 250.000 thùng dầu nhiên liệu, hoặc 22.000 tấn khí thiên nhiên hoá lỏng/ ngày để bù đắp 8.600 MW công suất phát điện bị mất.

Mỹ giảm 377 triệu USD đóng góp cho Liên Hợp Quốc 

Các nhà lập pháp Mỹ dự định cắt giảm hàng trăm triệu USD chi tiêu dành cho Liên Hợp Quốc, chưa đầy 1 tuần sau khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon tới Quốc hội Mỹ để yêu cầu tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ.

Các trợ lý tại Quốc hội cho biết khoản cắt giảm dự kiến lên tới 377 triệu USD - phần lớn trong đó là chi phí gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Châu Á: Nguy cơ thâm hụt ngân sách tăng vì giá dầu 

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo nguy cơ giá dầu ngày một cao đã trở thành một mối đe doạ lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nếu giá dầu ở mức 120 đôla một thùng thì tăng trưởng  GDP của phần lớn các nền kinh tế lớn nhất của châu Á trong năm nay sẽ giảm đi từ 0,5 đến 1,2 điểm phần trăm. Gần đây, báo cáo ngày 10 tháng Ba của ngân hàng Merrill Lynch chỉ ra các nước trợ giá dầu nhiều nhất tại châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan có nhiều khả năng không đạt được mục tiêu ngân sách trong năm nay do giá dầu tăng mạnh.

IMF nghi ngờ khả năng khống chế thâm hụt của Mỹ


Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho biết, Mỹ thiếu một “chiến dịch đáng tin cậy” để khống chế các khoản nợ công đang ngày càng phình to, điều này đã gây ra một rủi ro mặc dù không lớn nhưng khá đáng lo có thể khiến bùng nổ một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới. 

Ông Carlo Cottarelli, Giám đốc tài chính của IMF cho hay: “Rủi ro này nếu trở thành hiện thực, sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho các khu vực khác trên toàn cầu. Do đó, việc Mỹ phải nhanh chóng điều chỉnh nền tài chính là rất quan trọng”.

Nguồn: Giavang.net

ĐỌC THÊM