Bất chấp khác biệt sâu sắc về hướng kiềm chế khủng hoảng nợ châu Âu, chính phủ các nước thuộc Liên minh châu Âu đã thống nhất về quỹ hỗ trợ dài hạn cho đồng euro sau năm 2013. Hiện nay quỹ giải cứu của châu Âu có quy mô 440 tỷ euro tương đương 582 tỷ USD.
Moody’s dọa hạ tiếp xếp hạng tín dụng Hy Lạp
Moody’s có thể xem xét hạ xếp hạng trái phiếu Ba1 của Hy Lạp, và chỉ ra lo ngại về khả năng giảm nợ xuống mức bền vững của nước này.
Trong tuyên bố hôm nay, Moody’s Investors Service cho biết, nỗ lực lớn nhằm củng cố tài khóa của Hy Lạp đang đạt được bước tiến đáng kể. Nhưng thách thức giảm nợ xuống mức bền vững cũng đang trở nên lớn hơn do những diễn biến trong nước và khu vực.
Standard & Poor's nâng xếp hạng tín dụng Trung Quốc từ A+ lên AA-
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) công bố tăng xếp hạng tín dụng ngoại tệ và nội tệ dài hạn của Trung Quốc từ A+ lên AA-, đồng thời duy trì triển vọng dài hạn ở mức ổn định.
Theo chuyên gia phân tích của S&P, mức xếp hạng phản ánh những xem xét tích cực của S&P trong việc đánh giá những rủi ro đối với sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.
Châu Âu thông qua ngân sách 2011
Sau hàng tuần thảo luận gay gắt, cuối cùng, Nghị viện châu Âu cũng đã thông qua ngân sách 2011 với tỷ lệ phiếu 508/141. Ngân sách năm 2011 trị giá 126,5 tỷ Euro (168 tỷ USD), tăng 2,91% so với năm 2010, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,2% mà các nhà lập pháp mong muốn.
Cuộc tranh cãi bắt nguồn từ việc Thủ tướng Anh David Cameron ban đầu yêu cầu "đóng băng" ngân sách, nhưng sau đó đề xuất mức tăng tối đa 2,91% và đã lôi kéo một số chính phủ châu Âu về phía mình, trong đó có Pháp và Đức.
Tây Ban Nha đã thu được 2,4 tỷ Euro (3,2 tỷ USD) thông qua việc phát hành trái phiếu kỳ hạn
Tây Ban Nha đã thu được 2,4 tỷ Euro (3,2 tỷ USD) thông qua việc phát hành hai loại trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 15 năm, nhưng phải trả lãi suất cao hơn. Quyết định trên được đưa ra đúng một ngày sau khi hãng đánh giá tín dụng Moody's cảnh báo sẽ hạ mức xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha.
Chính phủ Tây Ban Nha dự kiến sẽ thu được từ 2 đến 3 tỷ Euro thông qua việc phát hành trái phiếu. Đây là đợt phát hành trái phiếu cuối cùng trong năm nay.
Châu Âu thống nhất về quỹ vĩnh viễn để ngăn khủng hoảng
Bất chấp khác biệt sâu sắc về hướng kiềm chế khủng hoảng nợ châu Âu, chính phủ các nước thuộc Liên minh châu Âu đã thống nhất về quỹ hỗ trợ dài hạn cho đồng euro sau năm 2013. Với động thái này, lãnh đạo hàng đầu tại châu Âu trước tiên muốn bình ổn thị trường.
Chương trình mới với tên Kênh bình ổn châu Âu sẽ có hiệu lực vào năm 2013. Hiện nay quỹ giải cứu của châu Âu có quy mô 440 tỷ euro tương đương 582 tỷ USD.
IMF: Tây Ban Nha sẽ không đương đầu với khủng hoảng kiểu Hy Lạp
Ông Dominique Strauss-Kahn, giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cho rằng Tây Ban Nha sẽ vượt qua khủng hoảng nợ châu Âu mà không cần đến tiền giải cứu và hiện không tồn tại mối đe dọa nào với sự tồn tại của đồng euro.
Ông nói: “Tôi không nhìn thấy rủi ro lớn đối với Tây Ban Nha. Không phải tại Tây Ban Nha không tồn tại rủi ro nào thế nhưng tôi không quá bi quan về kinh tế Tây Ban Nha.
Nguồn: Giavang.net