Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin kinh tế thế giới ngày 17/6

Thống đốc Ngân hàng trung ương Mexico, một trong hai ứng cử viên cho chức Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, tuyên bố Ngân hàng Thế giới nên tham gia chia sẻ chi phí gói cứu trợ Hy Lạp.

Anh minh hoa

Alan Greenspan tin Hy Lạp chắc chắn vỡ nợ

Ông Alan Greenspan, cựu chủ tịch FED, khẳng định chắc chắn Hy Lạp sẽ vỡ nợ và điều này sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái.

Trong bài phỏng vấn mới đây, ong nói: “Vấn đề ở chỗ hệ thống chính trị sẽ không phát huy tác dụng. Khả năng Hy Lạp không vỡ nợ rất thấp.”

Thị trường tín dụng toàn cầu có thể đóng băng nếu Hy Lạp vỡ nợ

Nếu Hy Lạp vỡ nợ, cả thế giới sẽ cùng chịu tác động mạnh. Mọi người dân trên thế giới này, từ người tiết kiệm tại Nhật cho đến người về hưu tại Mỹ, sẽ cảm thấy ảnh hưởng rõ ràng.

Ngoài ra, ngành ngân hàng châu Âu sẽ chấn động; ECB mất khả năng thanh toán; Bồ Đào Nha và Ireland sẽ vỡ nợ theo…

Eurozone: Tỷ lệ lạm phát hạ nhiệt lần đầu tiên trong 9 tháng

Báo cáo chính thức của Cơ quan Thống kê châu Âu ngày hôm qua cho thấy, tỷ lệ lạm phát tháng 5 của khu vực đồng euro hạ nhiệt lần đầu tiên trong 9 tháng . Tuy nhiên, tốc độ sụt giảm không đáng kể này vẫn không ngăn chặn được khả năng tăng lãi suất trong tháng tới của Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB.

Theo báo cáo của Cơ quan Thống kê châu Âu Eurostat, tỷ lệ lạm phát tháng 5 của khu vực đồng Eurozone giảm xuống còn 2,7% từ 2,8% trong tháng 4 - mức cao nhất trong 30 tháng qua. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ lạm phát của khu vực chậm lại kể từ tháng 8 năm ngoái.

Thâm hụt tài khoản vãng lai quý 1 của Mỹ tăng 6,3%

Tâm hụt tài khoản vãng lai trong quý 1 của Mỹ tăng 6,3%, lên tới 119,3 tỷ USD (theo số liệu sơ bộ), từ 112,2 tỷ USD (số liệu sửa đổi) trong quý 4 năm 2010. Trong quý cuối năm 2010, thâm hụt tài khoản vãng lai đã giảm tới 9,7%.

Tài khoản vãng lai là thước đo chính của ngoại thương vì số liệu này không chỉ đo lường thương mại hàng hóa hay thương mại dịch vụ mà còn tính toán đến dòng tiền đầu tư giữa các nước.

Bất động sản Trung Quốc có vấn đề

Việc Ngân hàng trung ương Trung Quốc cảnh báo vốn bất động sản nước này có vấn đề khiến áp lực tồn kho của các công ty bất động sản Trung Quốc còn lớn hơn cả năm 2008.

Chính sách tín dụng ngặt nghèo của Trung Quốc đã tác động mạnh tới thị trường bất động sản cũng như lượng đầu tư nước ngoài vào quốc gia này.

Ngân hàng Thế giới có thể giúp đỡ Hy Lạp

Thống đốc Ngân hàng trung ương Mexico, một trong hai ứng cử viên cho chức Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, tuyên bố Ngân hàng Thế giới nên tham gia chia sẻ chi phí gói cứu trợ Hy Lạp.

Ông Agustin Carstens phát biểu: “Tôi không hiểu tại sao Ngân hàng Thế giới lại không tham gia cứu trợ Hy Lạp và thời điểm này. World Bank có thể cung cấp hỗ trợ cho những cải cách khu vực. Điều này có thể giúp chia sẽ phần nào chi phí của chương trình”.

IMF cho rằng Nhật cần tăng thuế gấp 3 lần để giảm núi nợ công


Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc tăng thuế tiêu thụ dần dần từ 5% lên 15% trong vài năm - mức độ vẫn còn khiêm tốn so với tiêu chuẩn của OECD - có thể đưa ra 1 nửa điều chỉnh tài khóa cần thiết để giảm tỷ lệ nợ công trong vài năm tới.

Nợ của Nhật được hình thành khi chính phủ cố gắng chống lại khủng hoảng tài chính toàn cầu và nhiều năm kinh tế trì trệ. Thảm họa động đất - sóng thần 11/3 và khủng hoảng hạt nhân sau đó càng khiến chi tiêu của nước này thêm căng thẳng.

Nguồn tin: Giavang.net

ĐỌC THÊM