Trung Quốc đưa ra các biện pháp điều chỉnh ngành công nghiệp đất hiếm Nguồn: Giavang.net
Hội đồng nhà nước Trung Quốc cho biết, chính phủ nước này sẽ đưa ra các chính sách khai thác nghiêm ngặt và các tiêu chuẩn về môi trường đối với ngành công nghiệp đất hiếm, đồng thời tiến hành "hợp lý hoá" chỉ tiêu sản xuất và hạn ngạch xuất khẩu hàng năm nhằm điều chỉnh hơn nữa lĩnh vực công nghiệp quan trọng này.
Phó tổng thư ký Hiệp hội Đất hiếm Trung Quốc Zhang Anwen cho biết, các biện pháp này nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành công nghiệp đất hiếm.
Mỹ tiếp tục gây áp lực lên chính sách tiền tệ của Trung Quốc
Quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục gây áp lực đối với các chính sách tiền tệ của Trung Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh G20.
Mỹ vẫn tỏ ra lo ngại về tác động của chính sách tiền tệ Trung Quốc đối với đà phục hồi của các nền kinh tế khác. Các quan chức Mỹ sẽ yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng tiền nhanh hơn nữa.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc cố tình đánh giá thấp đồng nhân dân tệ nhằm tạo lợi thế xuất khẩu không công bằng và gây ra sự mất cân bằng toàn cầu.
FED nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra mức dự báo tươi sáng hơn về tăng trưởng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm nay. Tuy nhiên, FED tiếp tục tỏ ra khá bi quan về tình hình công ăn việc làm của người Mỹ, với tỷ lệ thất nghiệp được cho là sẽ giảm chậm.
Tờ New York Times cho biết, trong biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 1 của FED được công bố ngày 16/2, cơ quan này đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ lên 3,4-3,9%, từ mức 3-3,6% trong lần dự báo trước. Trong khi đó, FED dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ sẽ ở mức 8,8-9%, chỉ giảm 0,1% so với dự báo đưa ra hồi tháng 11.
Nhật Bản có “cơ” vượt Trung Quốc
Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, trong tháng 12/2010, Trung Quốc đã tiếp tục cắt giảm thêm 4 tỷ trái phiếu Chính phủ Mỹ xuống còn 891,6 tỷ USD. Trước đó, hồi tháng 11, nước này cũng đã bán ra 11,2 tỷ trái phiếu loại này.
Trong khi đó, lượng trái phiếu Mỹ mà Nhật nắm giữ đã lên tới 884 tỷ USD, gần bằng mức nắm giữ của Trung Quốc. Như vậy, nếu trong tháng 1/2011, Trung Quốc vẫn tiếp tục xả hàng, thì vai trò chủ nợ lớn nhất có thể sẽ vào tay Nhật Bản.
WB: giá thực phẩm đã tăng 15% từ tháng 10/2010 – 1/2011
Báo cáo theo dõi giá thực phẩm của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, trong thời gian từ tháng 10/2010 – 1/2011, giá thực phẩm đã tăng 15% và hiện đang ở tình trạng nguy hiểm, đẩy 44 triệu người ở các nước đang phát triển rơi vào tình cảnh đói nghèo kể từ tháng 06/2010 đến nay.
Theo Chủ tịch WB Robert Zoellick, “giá thực phẩm toàn cầu đang tăng lên các mức nguy hiểm và đe dọa hàng chục triệu người nghèo trên khắp thế giới”.
Kinh tế Hy Lạp sẽ tiếp tục co lại trong năm nay
Nền kinh tế Hy Lạp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng diễn ra từ năm 2009 và buộc phải đề nghị gói viện trợ tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Liên minh châu Âu hồi tháng 5 năm ngoái.
Dự kiến, nền kinh tế sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với mức dự đoán 4% trong năm 2010.
Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng hơn nữa trong năm 2011, trong khi lạm phát đang nằm trên 5% nhưng được dự báo sẽ giảm xuống 2,2% cho đến cuối năm nay.
- Daily: Bảng giá HRC & CRC
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN