Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin kinh tế thế giới ngày 18/4/2011

Lạm phát trong tháng Ba tại châu Á và châu Âu tiếp tục lên cao trong khi tại Mỹ, vấn đề này tỏ ra vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát. Điều này sẽ khiến các chính sách tiền tệ của các nước trên thế giới có thể đi theo nhiều hướng khác nhau.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể xuống mức 5% trong thập kỷ này

Thời kỳ tăng trưởng kinh tế với tốc độ thần kỳ của Trung Quốc đã qua. Khủng hoảng tài chính đã gây ra chấn động lớn đối với mô hình tăng trưởng kinh tế nhờ vào xuất khẩu của nước này.

Ngay cả nếu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc được định hướng thành công theo hướng phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa, tăng trưởng GDP có thể giảm một nửa xuống khoảng 5%/năm trong thập kỷ này.

Khủng hoảng hạt nhân tại Nhật có thể chấm dứt vào tháng 10/2011

Trong tuyên bố mới nhất, phát ngôn viên của nhà máy cho rằng mức độ phóng xạ tại nhà máy sẽ giảm trong 3 tháng nữa. sau đó, việc đóng cửa lò phản ứng hạt nhân khi nhiệt độ xuống dưới 100 độ C sẽ có thể được hoàn thành trong từ 3 đến 6 tháng.

Ông Fletcher, kỹ thuật viên tại nhà máy điện Tokyo (TEPCO), nói: “Hiện nay việc kiểm soát lò phản ứng hạt nhân đang trở nên dễ dàng hơn. Hoàn toàn có thể làm được điều đó trong khoảng thời gian trên. Dường như chúng ta đang được nghe tin tốt mà bao lâu nay không có.”

ECB phát đi tín hiệu tiếp tục nâng lãi suất cơ bản đồng euro

Ông Ewald Nowotny, chuyên gia kinh tế người Áo, trong bài phát biểu với Bloomberg đã dự báo việc nhà đầu tư kỳ vọng ECB nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong năm 2011 hoàn toàn có cơ sở.

Nhà đầu tư dự báo ECB sớm nâng lãi suất chủ chốt sau buổi họp của G20 vào cuối tuần qua dù trước đó chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu đã khẳng định quyết định nâng lãi suất của ECB vào đầu tháng 4/2011 không phải khởi đầu cho chuỗi biện pháp thắt chặt chính sách.

Hy Lạp giảm ngân sách để tái cấu trúc kinh tế


Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cuối tuần qua cam kết sẽ "tái cấu trúc" nền kinh tế để thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ, thông qua một kế hoạch tới năm 2015 nhằm cắt giảm ngân sách và bán tài sản. Theo kế hoạch sơ bộ, Thủ tướng Papandreou đặt mục tiêu giảm chi ngân sách từ mức 53% GDP năm 2009 xuống 44% GDP vào năm 2015. 

Trung Quốc muốn đưa các đồng tiền của BRICS vào rổ tiền tệ SDR 

Trung Quốc đề nghị IMF xem xét lại tiêu chí lựa chọn đồng tiền đưa vào rổ tiền tệ SDR và cho rằng BRICS là những ứng cử viên xứng đáng.

Mở rộng rổ tiền tệ SDR sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng toàn cầu, giảm sự mất cân bằng và cung cấp một mạng lưới tài chính an toàn trong thời điểm khủng hoảng. Theo ông Yi, mở rộng rổ tiền tệ sẽ càng giúp SDR mang tính đại diện cho các hệ thống tiền tệ quốc tế hơn nữa.

Lạm phát sẽ là vấn đề nóng của thế giới 

Lạm phát trong tháng Ba tại châu Á và châu Âu tiếp tục lên cao trong khi tại Mỹ, vấn đề này tỏ ra vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát. Điều này sẽ khiến các chính sách tiền tệ của các nước  trên thế giới có thể đi theo nhiều hướng khác nhau.

Nhiều chuyên gia cho rằng việc kinh tế Trung Quốc phát triển quá nóng sẽ sớm làm nảy sinh khó khăn cho thế giới. GDP nước này trong quý một năm nay tăng 9,7%. Tiền lương tối thiểu cho nhân công tại 12 tỉnh của Trung Quốc đã tăng trong năm nay, một nửa trong số đó tăng trên 20%.

Nguồn: Giavang.net

ĐỌC THÊM