Nhật chịu thâm hụt thương mại lần đầu trong gần 2 năm Nguồn: Giavang.net
Tháng 1/2011, xuất khẩu Nhật tăng trưởng 1,4%- thấp hơn dự báo của giới chuyên gia, Nhật chịu thâm hụt thương mại.
Tết Nguyên đán tại các thị trường xuất khẩu lớn của Nhật ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu đối với hàng nhập khẩu từ Nhật.
Ông Hiroaki Muto, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Sumitomo Mitsui Asset Management ở Tokyo, chỉ ra: “Khoảng thời gian Tết Nguyên đán thường ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu vì thế chúng ta cần nhìn vào xu thế chung bằng cách tính trung bình xuất khẩu của tháng 1 và tháng 2. Xuất khẩu đang trong xu thế hồi phục bởi kinh tế toàn cầu phục hồi.
Thặng dư ngân sách Anh lên cao nhất trong 3,5 năm
Thặng dư ngân sách Anh lên cao nhất từ tháng 7/2008 bởi doanh thu chính phủ tăng mạnh trong mùa thu thuế tốt nhất trong 1 năm.
Tháng vừa qua, doanh thu cao hơn chi tiêu 3,74 tỷ bảng tương đương 6 tỷ USD trong khi đó cùng kỳ năm ngoái, thâm hụt ngân sách lên tới 1,27 tỷ bảng.
Các chuyên gia đã dự báo về mức thâm hụt ngân sách chỉ đạt 100 triệu bảng.
Mức thặng dư trên đã tính đến việc chính phủ phải dành 5,25 tỷ bảng để hỗ trợ cho các ngân hàng.
World Bank: Giá lương thực tăng đã đến mức "nguy hiểm"
Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây cảnh báo việc giá lương thực tăng vọt đã lên tới mức "nguy hiểm", khiến an ninh lương thực trở thành vấn đề nổi cộm trên toàn cầu. Từ châu Á đến Trung Đông và Mỹ Latinh, xu hướng biến động của giá lương thực đã làm nảy sinh những mối lo ngại sâu sắc, nhất là tại các nước đang phát triển.
Theo nghiên cứu mới nhất của WB về giá lương thực mang tên Food Price Watch, chỉ số giá lương thực đã tăng 15% trong thời gian từ tháng 10/2010 và 1/2011, cao hơn 29% so với một năm trước đó và chỉ thấp hơn 3% so với mức cao đỉnh điểm năm 2008.
Ngân hàng TW Châu Âu có khả năng nâng lãi suất trong thời gian tới
Các nhà hoạch định chính sách Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa đưa ra tín hiệu có thể sẽ tăng lãi suất cao hơn trong những tháng tới do lo ngại lạm phát.
Một thành viên khác thuộc Ban chấp hành ECB, Lorenzo Bini Smaghi nhấn mạnh, với tỷ lệ lạm phát trên 2% so với mức trần và lãi suất cơ bản thấp kỷ lục với 1%, các quan chức cần đánh giá xem tính thanh khoản có còn phù hợp không. Rõ ràng khi nền kinh tế cải thiện hơn đánh giá này sẽ bị thay đổi.
Có thể ECB sẽ đặt nền móng cho sự thay đổi xu hướng chính sách vào ngày 3 tháng 3 tới khi cơ quan này đưa ra dự báo lạm phát mới nhất của mình.
ECB cảnh báo về tình hình lạm phát trong Eurozone
Các nhà hoạch định chính sách Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra những cảnh báo mới về tình hình lạm phát trong Eurozone, sau khi các số liệu mới công bố cho thấy kinh tế khu vực này tiếp tục phục hồi mạnh, có thể làm gia tăng sức ép đối với giá hàng hóa.
Ông Juergen Stark cho rằng, về trung hạn, nguy cơ lạm phát giá trong Eurozone sẽ tăng và ECB cần tiếp tục điều chỉnh chính sách cho phù hợp với diễn biến kinh tế mới trên thế giới. Còn theo chuyên gia Lorenzo Bini Smaghi, Eurozone đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn dự kiến, nhưng giá cả tăng đang trở thành một mối lo ngại.
- Daily: Bảng giá HRC & CRC
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN