Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin kinh tế thế giới ngày 25/2

Dự thảo ngân sách năm 2011 sẽ được Chính phủ Ấn Độ đưa ra vào đầu tuần tới. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á này đang phải đứng trước một lựa chọn đầy khó khăn. Đó là ưu tiên chống lạm phát hay lựa chọn nới lỏng để thỏa hiệp về chính trị.

Lạc quan về triển vọng kinh tế châu Âu lên cao nhất trong 3,5 năm 

Tháng 2/2011, niềm tin của người châu Âu vào triển vọng kinh tế lên mức cao nhất trong 3 năm rưỡi nhờ niềm tin vào kinh tế Đức lên cao.

Ủy ban châu Âu công bố chỉ số niềm tin của giới điều hành cũng như người tiêu dùng trong khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 2/2011 tăng mạnh hơn dự báo của giới chuyên gia và ở mức cao nhất từ tháng 8/2007.

Các chuyên gia phân tích đã dự báo về mức tăng 106,8 của tháng 2/2011. Chỉ số niềm tin kinh tế Đức lên mức 116,8 từ mức 115,5.

Quỹ đầu cơ nhỏ châu Á sẽ đương đầu với rất nhiều khó khăn 

Các quỹ đầu cơ nhỏ châu Á sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi quy định mới tại Mỹ khiến các quỹ này gặp nhiều khó khăn trong việc huy động và quản lý nguồn vốn từ thị trường đầu tư lớn nhất thế giới.

Theo quy định của đạo luật cải tổ ngành tài chính Mỹ Dodd-Frank, các quỹ đầu cơ với khoảng hơn 15 khách hàng và nhà đầu tư Mỹ, quản lý lượng tài sản hơn 25 triệu USD cho họ, sẽ phải đăng ký với Ủy ban chứng khoán Mỹ trong khoảng thời gian từ nay đến 21/07/2011.

Trung Quốc sẽ đầu tư gần 230 tỷ đôla vào ngành hàng không dân dụng 

Chủ tịch Liên đoàn hàng không dân dụng Trung Quốc hôm qua cho biết, nước này sẽ đầu tư gần 230 tỷ đôla Mỹ vào ngành hàng không trong vòng 5 năm tới, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển ngày càng gia tăng khi nền kinh tế bùng nổ.

Dự kiến với số vốn đầu tư 228,2 tỷ đôla, đến năm 2015, Trung Quốc sẽ có trên 220 sân bay thương mại với hơn 4.500 máy bay. Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng mạnh tại Trung Quốc khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vẫn đang theo đuổi mục tiêu tăng trưởng ở mức gần hai con số và những người giàu Trung Quốc đi lại bằng đường hàng không ngày càng nhiều hơn.

Đồng USD yếu hơn sẽ giúp Mỹ cắt giảm thâm hụt

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, đồng USD yếu hơn sẽ giúp Mỹ cắt giảm thâm hụt với các nước còn lại trên thế giới và góp phần tái cân bằng kinh tế toàn cầu.

Theo IMF, số liệu thống kê cho thấy đồng USD vẫn “quá mạnh” nhờ các yếu tố cơ bản tốt trong trung hạn, trong khi Euro và Yên Nhật “được định giá hợp lý”, còn một số đơn vị tiền tệ châu Á, kể cả đồng Nhân dân tệ, đang bị định giá thấp.

Khối lượng hàng hóa thế giới tăng vọt 15,1% trong năm 2010

Kết quả nghiên cứu của Cơ quan Phân tích chính sách kinh tế (BEPA) của Hà Lan cho thấy, khối lượng hàng hóa thế giới tăng vọt 15,1% trong năm 2010, sau khi sụt giảm 13% trong năm 2009.

Số liệu lạc quan của tháng 12 khép lại đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 4/2010. Theo đó, khối lượng hàng hóa giao dịch trong tháng cuối năm 2010 đã vượt mức đỉnh xác lập hồi quý 1/2008.

Ấn Độ: Thách thức về ngân sách trước bài toán lạm phát 

Dự thảo ngân sách năm 2011 sẽ được Chính phủ Ấn Độ đưa ra vào đầu tuần tới. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á này đang phải đứng trước một lựa chọn đầy khó khăn. Đó là ưu tiên chống lạm phát hay lựa chọn nới lỏng để thỏa hiệp về chính trị.

Giá lương thực leo thang là một trong những vấn đề mà chính phủ Ấn Độ đang lo ngại khi tính toán ngân sách chi tiêu hàng năm. Giá lương thực tăng cao 2 con số đã khiến cho chỉ số giá tiêu dùng tại quốc gia này tăng lên mức trên 8%. Tuy nhiên, cùng với đó chính phủ Ấn Độ lại đang đối mặt với làn sóng phản đối dữ dội từ người dân, khi hàng loạt vụ tham nhũng ở tầng lớp lãnh đạo bị phát hiện, mà điển hình là Bộ trưởng bộ Viễn Thông.

Nguồn: Giavang.net

ĐỌC THÊM