Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin kinh tế thế giới ngày 25/7

Ngày 22/7, Bộ trưởng Tài chính Ba Lan, ông Yasek Rostovsky tuyên bố nước ông không vội vàng gia nhập Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

WB đầu tư cao kỷ lục vào châu Á-Thái Bình Dương 

Theo báo cáo của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) công bố ngày 23/7, trong năm tài chính 2011, IFC đã đầu tư 120 dự án với nguồn vốn đầu tư cao kỷ lục là 3,9 tỷ USD vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng 11% so với năm 2010.

Công ty thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) này nhấn mạnh nguồn vốn đầu tư trên đã tạo ra 30.000 việc làm mới chất lượng cao, đem lại lợi ích kinh tế lớn cho 840.000 nông dân và nâng tổng số tín dụng của IFC dành cho các công ty vừa và nhỏ ở châu Á-Thái Bình Dương lên 21 tỷ USD.

Moody's hạ 3 bậc xếp hạng tín dụng Hy Lạp

Hãng xếp hạng tín dụng quốc tế Moody's hôm nay đã hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp 3 bậc từ Caa1 xuống Ca.

Tuần trước, các lãnh đạo châu Âu đã thông qua gói cứu trợ mới nhằm giúp Hy Lạp giảm nợ bằng cách nới lỏng điều kiện các khoản vay, để các nhà đầu tư trái phiếu chia sẻ một số gánh nặng với chính phủ.

Gói cứu trợ thứ hai sẽ khiến Hy Lạp giảm nỗ lực cải tổ 

Chủ tịch ngân hàng Bundesbank của Đức ông Jens Weidmann cho rằng việc Hy Lạp nhận được gói cứu trợ thứ hai có thể làm giảm hiện quả của các nỗ lực của chính phủ nước này trong việc đặt ra các chính sách tài chính chặt chẽ hơn.

Ông Weidmann cho rằng khi đưa ra gói cứu trợ mới này, nguy cơ tài chính của Hy Lạp đã được chia đều ra cho các nước cứu trợ, và điều này đang làm ảnh hưởng tới nền tảng của khối tiền tệ chung là các nước phải tự chịu trách nhiệm tài chính của nước mình. Trong tương lai, sẽ càng khó hơn để duy trì các chương trình chính sách tài chính chặt chẽ để kiểm soát nợ công và thâm hụt ngân sách.

Nhà đầu tư Mỹ rút vốn mạnh ra khỏi các ngân hàng châu Âu

Các quỹ thị trường tiền tệ, các đối tượng cung cấp tài chính ngắn hạn quan trọng cho các ngân hàng châu Âu, đã rút tiền ra khỏi tất cả các khoản đầu tư, đặc biệt ở kì hạn ngắn. Mặc dù Hy Lạp đã nhận được gói cứu trợ thứ 2 nhưng các nhà lập pháp tại Mỹ vẫn đang bế tắc về vấn đề trần nợ khiến các nhà đầu tư phải rút vốn về.

Một nhà tài chính Pháp cho biết: “Hàng năm đến giữa tháng 6, huy động các khoản đầu tư kì hạn 3, 6 hoặc 9 tháng không phải là điều khó khăn. Nhưng thời điểm hiện tại, chúng tôi chỉ có những khoản đầu tư kì hạn 1 tuần hoặc 1 tháng”.

Nhiều ngân hàng lớn chưa muốn cứu trợ Hy Lạp

Ngân hàng Hoàng gia Scotland của Anh, DZ Bank và LBBW của Đức, Erste Bank của Australia là các ngân hàng chưa đồng ý tham gia chương trình cứu trợ lần 3 của Eurozone đối với Hy Lạp. Theo chương trình cứu trợ mới này, khu vực tư nhân sẽ đóng góp khoảng 37 tỷ Euro để mua trái phiếu chính phủ Hy Lạp kỳ hạn lên đến 30 năm, với lãi suất thấp hơn.

Các ngân hàng này bày tỏ lo ngại, chi tiết kế hoạch giải cứu vẫn chưa chắc chắn, trong khi Eurozone thỏa thuận khu vực tư nhân sẽ đóng góp 37 tỷ Euro trong vòng 3 năm tới, nhưng theo Viện Tài chính Quốc tế, khoản cứu trợ này lên tới 54 tỷ Euro.

Ba Lan tuyên bố hoãn kế hoạch gia nhập Eurozone

Ngày 22/7, Bộ trưởng Tài chính Ba Lan, ông Yasek Rostovsky tuyên bố nước ông không vội vàng gia nhập Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). 

Phát biểu với báo giới tại thủ đô Warsaw, Bộ trưởng Rostovsky nhấn mạnh cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay tại nhiều nước thành viên Eurozone cho thấy vẫn còn nhiều lỗ hổng về cơ cấu, cần phải hàn gắn và quá trình đó phải mất nhiều năm.
 

Nguồn tin: Giavang.net

ĐỌC THÊM