Jim Rogers cho rằng kinh tế thế giới đương đầu với rủi ro suy thoái kéo dài
Ông Jim Rogers, chủ tịch của Rogers Holdings, cho rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và nhiều nền kinh tế khác trên toàn cầu nên nâng lãi suất cơ bản để ngăn lạm phát tăng cao.
“Các nước hiện nay có lãi suất quá thấp cần nâng lãi suất. Nếu kinh tế thế giới tốt hơn, thị trường hàng hóa sẽ hưởng lợi. Nếu kinh tế thế giới không cải thiện, thị trường chứng khoán sẽ đi xuống sâu bởi chính phủ nhiều nước in thêm tiền.”
Nhật Bản: Tăng trưởng xuất khẩu chậm lại trong T7/2010
Theo báo cáo của Bộ tài chính Nhật Bản, xuất khẩu đã gia tăng 23,5% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức tăng 27,7% trong tháng 6. Nguyên nhân do tác động của tăng trưởng chậm chạp ở Trung Quốc và Mỹ, 2 thị trường lớn nhất của Nhật Bản.
Mỹ: Kinh tế tăng trưởng khoảng 4,5% trong quý 2
Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) của Mỹ ngày 24/8 cho biết các gói kích thích kinh tế khổng lồ đã giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP của nước này khoảng 4,5% trong quý 2 năm nay, và tạo công ăn việc làm cho khoảng 3,3 triệu người.
Mỹ: Doanh số bán nhà đã qua sử dụng giảm trong T7/2010
Doanh số bán nhà đã qua sử dụng đã sụt giảm trong tháng 7 xuống mức thấp nhất trong vòng 15 năm. Các nhà phân tích coi báo cáo này là một dấu hiệu báo động đối với sức khỏe nền kinh tế Mỹ và lo ngại rằng người dân Mỹ đang bế tắc về mặt tâm lý và tình trạng này có thể sẽ kéo dài tới hết tháng 9.
Mỹ: Nguy cơ suy thoái kép gia tăng
Theo Bloomberg, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khu vực Chicago, Charle Evans ngày 25/8 cho rằng nguy cơ về việc nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái kép đã tăng lên trong 6 tháng qua.
Nga: Tăng giá trị nắm giữ tài sản Mỹ trong cơ cấu dự trữ của NHTW
Cơ cấu dự trữ tài sản của Nga đã có sự thay đổi đáng kể sau khi NHTW nước này tuyên bố đã tăng lượng nắm giữ tài sản của Mỹ và đồng thời giảm lượng dự trữ tài sản của các quốc gia châu Âu khác như Đức, Pháp và Anh.
Châu Âu: Niềm tin tiêu dùng đã bất ngờ cải thiện trong T8/2010
Theo ước tính của Ủy ban châu Âu, chỉ số tâm lý tại khu vực 16 quốc gia sử dụng đồng euro đã bất ngờ tăng trong tháng 8 - thời điểm nhiều người tiêu dùng vẫn hạn chế chi tiêu do tác động từ những chương trình cắt giảm chi tiêu của các chính phủ.
EU: Rủi ro rơi vào suy thoái kép
Các biện pháp thắt chặt chi tiêu ngân sách mà nhiều nước châu Âu đang tiến hành có thể khiến nền kinh tế châu lục này rơi vào một cuộc suy thoái kép. Đây là lời nhận định của nhà kinh tế đạt giải Nobel Joseph Stiglitz.
EU: Tăng trưởng ngành dịch vụ và sản xuất chậm lại trong T8/2010
Chịu tác động mạnh mẽ từ chương trình cắt giảm ngân sách của các chính phủ châu Âu khiến chi tiêu tiêu dùng hạn chế, tăng trưởng ngành dịch vụ và sản xuất tại khu vực này đã chậm lại trong tháng 8.
Nguồn: VIT