Nhật Bản: sản lượng công nghiệp tháng 11 tăng Nguồn: Giavang.net
Số liệu từ Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho thấy, sản lượng công nghiệp tháng 11 tăng 1%, ghi nhận sự cải thiện so với mức giảm 2% trong tháng 10. Kết quả trên khớp với dự báo của Dow Jones nhưng nhỉnh hơn so với ước tính 0.9% của Kyodo.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 6 tháng qua, sản lượng công nghiệp gia tăng. Doanh số bán lẻ tháng 11 tăng 1.3% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi chi tiêu hộ gia đình, gồm một hay hai người, giảm 0.4% so với cùng kỳ 2009.
Doanh số bán lẻ tại Mỹ lên mức cao trước khủng hoảng
Doanh số bán hàng trước thời điểm Giáng sinh tăng mạnh nhất trong 5 năm. Chi tiêu lên mức 584,3 tỷ USD, cao hơn con số 566,3 tỷ USD thời kỳ đỉnh cao năm 2007.
Những người mua hàng tại Mỹ trong mùa mua sắm này chi tiêu nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trước khi suy thoái kinh tế vừa qua xảy ra.
Trung Quốc sẽ thực thi chính sách tiền tệ “thận trọng” trong năm tới
Theo tạp chí Fortune, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực thi chính sách tiền tệ “thận trọng” trong năm tới, sau ba năm liên tục in tiền nhằm đối phó với cuộc suy thoái toàn cầu. Động thái này cho thấy, nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới đang lo ngại về viễn cảnh chỉ số giá tiêu dùng tăng cao.
JP Morgan Chase và Morgan Stanley dự báo trong năm 2011, hoạt động thắt chặt chính sách tiền tệ của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian nửa đầu năm, bởi các nhà hoạch định chính sách cần phải kiềm chế lạm phát hiện ở mức cao nhất trong hơn 2 năm.
Tiền hỗ trợ của FED vào “túi” ngân hàng ngoại
Hơn một nửa tiền vay trong kênh tín dụng khẩn cấp (TAF) của FED, chương trình lớn nhất mà FED đưa ra trong thời khủng hoảng, dành cho nhóm ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Mỹ. Điều này sẽ không khỏi khiến công luận chỉ trích FED.
Chương trình TAF được lập nên vào tháng 12/2007 để cung cấp các khoản vay thời hạn 1 tháng cho nhóm ngân hàng đáng tin cậy. Tháng 8/2008, FED bắt đầu cung cấp khoản vay thời hạn 3 tháng.
IMF: các thị trường mới nổi tăng trưởng cao gần gấp 3 lần so với các quốc gia phát triển
IMF dự báo các thị trường mới nổi tăng trưởng 6,4% trong năm tới, cao gần gấp 3 lần so với các quốc gia phát triển. Đà phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ đã thúc đẩy thương mại toàn cầu cũng như tăng trưởng tại Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
“Tạm biệt G7 và chào đón G20!” là nhận định của ông Andreas Utermann, Giám đốc đầu tư của Quỹ RCM. Theo đó, G7 là nhóm các nền kinh tế phát triển, còn G20 là của các quốc gia giàu và mới nổi.
Hàn Quốc: nguy cơ đối mặt với dòng vốn nóng ồ ạt và bong bóng tài sản
Theo nội dung trong thông báo chuẩn bị cho cuộc họp chính sách kinh tế quốc tế hôm qua của Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc, nước này có nguy cơ đối mặt với dòng vốn nóng ồ ạt và bong bóng tài sản nếu tăng chi phí vay mượn để kìm chế lạm phát.
Tuần trước, Hàn Quốc đã công bố các biện pháp nhằm kiểm soát dòng vốn ngoại và ngăn chặn sự rút lui bất ngờ của dòng vốn này. Được biết, đó là nguyên nhân gây ra cuộc khủng tài chính châu Á năm 1997-1998.
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN