Ấn Độ sẽ trở lại với tốc độ tăng trưởng trước thời kỳ khủng hoảng năm tới Nguồn: Giavang.net
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ cho biết, nền kinh tế nước này sẽ trở lại với tốc độ tăng trưởng trước thời kỳ khủng hoảng vào năm tới. Ông nói, tình hình lạm phát vẫn tiếp tục là vấn đề đáng lo ngại nhất.
Theo Bộ Tài chính Ấn Độ, chính phủ cần phải thu hẹp thâm hụt tài chính và tăng lãi suất nhằm kiềm chế tình hình lạm phát không mấy lạc quan trong năm nay.
Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF cho biết, lỗ hổng tài chính của Ấn Độ sẽ tăng cao nhất trong năm nay so với các nước trong khối BRIC bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Kinh tế Mỹ quý 4/2010 tăng trưởng 2,8%
Theo con số công bố mới nhất, kinh tế Mỹ quý 4/2010 tăng trưởng 2,8%, thấp hơn tính toán ban đầu bởi số liệu cho thấy người tiêu dùng, chính quyền các tỉnh và thành phố chi tiêu được ít hơn so với tính toán ban đầu. Tháng 1/2011, Bộ Thương mại Mỹ công bố GDP quý 4/2010 tăng trưởng 3,2% (tính theo trung bình năm). Số liệu điều chỉnh tính đến thông tin không được đưa vào tính toán lần đầu.
Vấn đề nợ công: Nhật Bản còn “khủng khiếp” hơn Hy Lạp
Ngày 22/2, hãng xếp hạng Moody's thông báo rằng Nhật Bản khó có thể duy trì mức xếp hạng Aa2 . Về lâu về dài, triển vọng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này bị đánh giá là không mấy sáng sủa. Cuối tháng 1/2011, Standard & Poor's đã hạ điểm của Nhật Bản xuống mức AA.
Nợ công ở Nhật Bản hiện đã lên đến mức gấp 2 lần tổng sản phẩm quốc nội, với tỷ lệ nợ cao hơn Hy Lạp tới 50%. Do 95% nợ công của Nhật Bản nằm trong tay các nhà cho vay nội địa, nên Tokyo vẫn chưa phải trải qua những gì mà Athen nếm chịu trong năm 2010. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài hiện không có phương tiện gây áp lực buộc chính phủ Nhật Bản phải tiến hành tu bổ ngành tài chính.
Nhật Bản: Giảm phát chậm lại do chi phí lương thực và nhiên liệu
Cục Thống kê Nhật Bản cho biết, chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,2% trong tháng 1. Giá cả không thay đổi so với năm ngoái. Giá tiêu dùng hàng năm giảm 0,6% trong đó không bao gồm chi phí lương thực và nhiên liệu.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng tình trạng giảm phát vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Hơn nữa, nền kinh tế quốc gia này mới chỉ trong giai đoạn đầu phục hồi. Chuyên gia kinh tế Richard Jerram thuộc Macquarie Group cho biết, nguyên nhân chính của tình trạng giảm phát là do giá cả hàng hoá đang leo thang.
“Trung - Ấn sẽ tranh ngôi nhất, nhì kinh tế thế giới”
Mỹ sẽ sớm bị loại khỏi ngôi vị dẫn đầu trong các nền kinh tế thế giới, tờ Daily Mail cuối tuần trước dẫn báo cáo nhận định của chuyên gia kinh tế trưởng Willem Buiter thuộc ngân hàng Citigroup cho hay. Theo ông Buiter, Mỹ sẽ rớt đài xuống vị trí thứ hai vào năm 2020 và xuống hạng 3 vào năm 2050.
Chuyên gia Buiter nhận định, các quốc gia mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đuổi kịp phương Tây về thu nhập và chất lượng cuộc sống. Ý kiến của chuyên gia kinh tế này được đưa ra trong bối cảnh các thị trường toàn cầu được xem là tiếp tục tăng trưởng.
Trung Quốc đua xây sân bay dù thua lỗ
Theo quan chức cao cấp của ngành hàng không Trung Quốc, Trung Quốc sẽ xây dựng thêm khoảng 45 sân bay trong 5 năm tới. Tổng số Trung Quốc sẽ có khoảng 220 sân bay.
Việc xây dựng thêm sân bay sẽ vẫn được thực hiện bất chấp việc nhiều sân bay một số tỉnh thành hoạt động không hiệu quả.
Trung Quốc đang trong quá trình mở rộng sân bay, chính phủ nước này đặt kế hoạch xây dựng khoảng 4 sân bay khu vực và phát triển các mối liên kết hàng không với nhóm khu vực nghèo và xa xôi ở khu vực phía Tây.
- Daily: Bảng giá HRC & CRC
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN