Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin kinh tế thế giới ngày 28/7

ADB cho rằng, các nhà hoạch định chính sách châu Á phải kiềm chế áp lực lạm phát giá tăng cao trong nền kinh tế dù tăng trưởng toàn cầu yếu.

FDI Trung Quốc năm nay có thế vượt 106 tỷ USD

Theo báo cáo Đầu tư thế giới, Trung Quốc sẽ vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất trong 2 năm tới.

Một quan chức chấp cao của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc có thể sẽ hướng tới một kỷ lục mới, vượt quá 106 tỷ USD trong năm nay. Ông nhận mạnh sự tự tin của nhà đầu tư toàn cầu đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

FDI trong 6 tháng đầu năm đã tăng 18,4% so với cùng giai đoạn trong năm trước, lên 60,9 tỷ USD.

Hàn Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm hơn trong quý hai năm nay

Tăng trưởng GDP của Hàn Quốc tăng trưởng với mức thấp nhất trong quý 2 của năm khi xuất khẩu là trụ cột chính của sự phục hồi lại giảm trong khi nhu cầu trong nước suy yếu. Các điều kiện kinh tế đang gâp áp lực khiến các nhà hoạch định giữ lãi suất ở các mức thấp để đẩy mạnh phục hồi chưa đủ vững chắc trong bối cảnh hiện tại để từ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ.

GDP của Hàn Quốc tăng trưởng 0.8% trong quý hai so với 1.3% của quý trước.

Chủ tịch S&P: Nước Mỹ sẽ không vỡ nợ

Lãnh đạo cao cấp của một trong những tổ chức xếp hạng tín dụng lớn nhất Mỹ phát biểu với Hạ viện trong ngày thứ Tư rằng nước Mỹ sẽ không vỡ nợ thế nhưng xếp hạng tín dụng có thể sẽ vẫn bị điều chỉnh giảm nếu chính phủ Mỹ không đưa ra kế hoạch phù hợp để giải quyết vấn đề thâm hụt chi tiêu và ngân sách.

Ông David Wilson, phó bộ phận kiểm soát tại Cơ quan kiểm soát tiền tệ Mỹ, khẳng định dù có bị hạ xếp hạng tín dụng, trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ vẫn được coi như loại có chất lượng cao.

ADB: Châu Á đối mặt với áp lực giá tăng cao

ADB cho rằng, các nhà hoạch định chính sách châu Á phải kiềm chế áp lực lạm phát giá tăng cao trong nền kinh tế dù tăng trưởng toàn cầu yếu.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các nước châu Á có thể sử dụng các chính sách tài chính và tiền tệ cũng như tỷ giá trao đổi để giảm áp lực giá. Các nền kinh tế châu Á cũng đối mặt với nguy cơ bất ổn trên thị trường tài chính và dòng vốn.

Trung Quốc ồ ạt thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài

Theo CNBC, tỷ giá Nhân dân tệ tăng cùng mối lo về việc nắm nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ, Trung Quốc đang mạnh tay mua lại các công ty nước ngoài.

Hãng tin này dẫn số liệu từ công ty tư vấn Dealogic cho biết, số vụ mua bán và sáp nhập (M&A) giữa các công ty Trung Quốc và đối tác nước ngoài từ đầu năm đến nay đã tăng 29% lên mức kỷ lục 217 vụ, trị giá 24,3 tỷ USD.

Chi phí bảo hiểm vỡ nợ của Mỹ lên mức cao kỉ lục


Chí phí bảo hiểm vỡ nợ của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong ngày thứ 4 với lo ngại ngày càng gia tăng rằng, sự bế tắc ở Washington trong vấn đề trần nợ có thể dẫn đến tình trạng vỡ nợ của Chính phủ.

Thị trường mua bán bảo hiểm tín dụng của Mỹ giao dịch ít, chủ yếu giao dịch trên đồng Euro và bị chi phối bởi các ngân hàng châu Âu và Anh tại London. Tuy nhiên, kinh doanh giao dịch hoán đổi tín dụng phòng ngừa vỡ nợ đã tăng mạnh bởi mối đe dọa về nguy cơ vỡ nợ đang gia tăng.

Mỹ nhiều khả năng sẽ mất xếp hạng tín dụng hàng đầu

Theo điều tra của Reuters tiến hành đối với các nhà kinh tế học, Mỹ sẽ mất xếp hạng AAA của ít nhất là một hãng xếp hạng tín dụng hàng đầu, đồng thời các chuyên gia cũng nhận xét rằng tranh cãi về trần nợ đã khiến nền kinh tế nước này bị thiệt hại.

Có 30 trong tổng số 53 nhà kinh tế học tham gia điều tra của Reuters tiến hành hai ngày trước cho rằng Mỹ sẽ mất xếp hạng tín dụng AAA của một trong ba hãng xếp hạng hàng đầu là Standard & Poor’s, Moody’s hoặc Fitch.
 

Nguồn tin: Giavang.net

ĐỌC THÊM