Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin kinh tế thế giới ngày 29/11/2010

Bồ Đào Nha vừa thông qua một ngân sách cắt giảm mạnh chưa từng thấy nhằm giảm thâm hụt ngân sách từ mức 7,3% GDP năm nay xuống 4,6% vào năm 2011.

Nhật Bản thông qua một gói kích cầu trị giá khoảng 61 tỷ đô la 

Quốc hội Nhật Bản đã thông qua một gói kích cầu trị giá khoảng 61 tỷ đô la, nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế.

Thủ tướng Naoto Kan nói gói kích thích kinh tế được đưa ra nhằm tạo ra công ăn việc làm thông qua các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và khuyến khích người tiêu dùng mở hầu bao nhiều hơn.

Châu Âu chính thức thống nhất về cơ chế mới ngăn khủng hoảng 

Chính phủ Đức và Pháp đã đạt thỏa thuận về cơ chế ngăn khủng hoảng tương lai trong khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Chương trình này sẽ chính thức được áp dụng vào năm 2013.

Chi tiết chính của thỏa thuận mới sẽ sớm được công bố sau khi EU và IMF thông qua gói giải cứu tài chính dành cho Ireland và gia hạn thời gian trả nợ cho Hy Lạp.

Ngân hàng TW Nga có thể nâng lãi suất cơ bản trong quý tới 

Ngân hàng TW Nga có thể nâng lãi suất cơ bản trong quý tới-lần đầu tiên từ năm 2008 ngay cả khi các nhà hoạch định đang tìm cách thúc đẩy quá trình phục hồi bằng cách giữ lãi suất ở mức thấp

Theo dự kiến của các chuyên gia kinh tế gia, Nga có thể nâng lãi suất cơ bản lên 8% vào quý đầu tiên của năm tới.

Hy Lạp được gia hạn thời gian trả nợ thêm 4 năm rưỡi 

Năm 2009, thâm hụt ngân sách của Hy Lạp lên tới 15,4% GDP, mức cao chưa từng có trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Hy Lạp sẽ không thể trả được nợ với thời hạn cũ.
 
Do đó, Hy Lạp được gia hạn thời gian trả nợ thêm 4 năm rưỡi sau khi Ireland nhận được khoản vay thời hạn 7,5 năm từ EU và IMF trong ngày hôm nay.

Tháng 5/2010, Hy Lạp nhận được khoản vay 110 tỷ euro tương đương 146 tỷ USD từ EU và IMF, khoản vay có thời hạn 3 năm.

EC bác tin Bồ Đào Nha phải xin cứu trợ tài chính 

Người đứng đầu Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso đã bác bỏ tin Bồ Đào Nha sẽ đứng vào cùng hàng ngũ với Ireland và Hy Lạp để tìm kiếm sự hỗ trợ của châu Âu. Chủ tịch EC nêu rõ điều đó hoàn toàn không đúng sự thật.

Quốc hội nước này vừa thông qua một ngân sách cắt giảm mạnh chưa từng thấy nhằm giảm thâm hụt ngân sách từ mức 7,3% GDP năm nay xuống 4,6% vào năm 2011.

Khủng hoảng nợ tiếp theo sẽ nổ ra tại Mỹ 

Bà Sheila Bair, chủ tịch Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) cho rằng chính phủ Mỹ cần nhanh chóng đưa ra biện pháp giảm nợ để ngăn khủng hoảng tài chính tiếp theo, nhiều khả năng sẽ bùng phát tại Mỹ.

Theo chủ tịch Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ, nợ liên bang đã tăng gấp đôi trong 7 năm qua lên mức 14 nghìn tỷ USD, hậu quả trực tiếp từ khủng hoảng tài chính và việc chính phủ không muốn hạn chế thâm hụt cấu trúc dài hạn.

Nguồn: Giavang.net

ĐỌC THÊM