Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin kinh tế thế giới ngày 30/5

Lãnh đạo các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu đang bàn về thỏa thuận dẫn đến sự can thiệp mạnh tay chưa từng có của bên ngoài vào kinh tế Hy Lạp. Quốc tế có thể tham gia vào thu thuế, tư hữu hóa tài sản nhà nước để đổi lại việc cấp thêm tiền cho Hy Lạp.

Nhóm nước mới nổi cần đầu tư 6 nghìn tỷ USD vào hạ tầng trong 3 năm tới

Merrill Lynch ước tính chính phủ các nước mới nổi cần chi tiêu khoảng 6 nghìn tỷ USD để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người dân.

Đầu tư vào hệ thống nước, giao thông và năng lượng sẽ chiếm phần lớn, chiếm khoảng 82% tổng mức chi tiêu. Gần như tất cả các thị trường mới nổi mà Merrill Lynch tiến hành nghiên cứu đều sẽ đầu tư vào đây.

Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục đà tăng trưởng cao


Theo Chỉ số Động lực Kinh tế của các nước châu Á đang phát triển do hãng tin tài chính Bloomberg công bố, Trung Quốc đứng đầu trong số 22 nền kinh tế châu Á mới nổi về khả năng duy trì tăng trưởng ổn định và nhanh chóng trong vòng 5 năm tới.

Trung Quốc đứng đầu với số điểm là 76,2% trong bảng xếp hạng 16 lĩnh vực gồm cạnh tranh kinh tế, trình độ giáo dục, di cư đô thị, xuất khẩu công nghệ cao và lạm phát, những yếu tố phản ánh khả năng của một nước trong việc tiếp tục có tăng trưởng cao. Ấn Độ đứng thứ hai với 64,1% và Việt Nam 61,9%.

Quốc tế sẽ can thiệp rất mạnh tay vào kinh tế Hy Lạp

Lãnh đạo các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu đang bàn về thỏa thuận dẫn đến sự can thiệp mạnh tay chưa từng có của bên ngoài vào kinh tế Hy Lạp. Quốc tế có thể tham gia vào thu thuế, tư hữu hóa tài sản nhà nước để đổi lại việc cấp thêm tiền cho Hy Lạp.

Những người liên quan đến các cuộc đối thoại cho biết gói giải cứu sẽ bao gồm chính sách hỗ trợ cho các chủ nợ tư nhân của Hy Lạp để họ kéo dài thời gian trả nợ cho nước này cũng như buộc Hy Lạp thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới.

Ireland có thể cần thêm một khoản vay khác từ EU/IMF

Theo Sunday Times, ông Leo Varadkar, Bộ trưởng Giao thông Ireland, tuyên bố Ireland có thể cần thêm một gói giải cứu mới từ EU và IMF bởi nước này sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường nợ vào năm sau.

Như vậy đã có quan chức chính phủ Ireland chính thức nói đến những khó khăn mà Ireland gặp phải trong huy động tài chính trên thị trường trái phiếu bởi lợi suất ngày một tăng cao.

Ngân hàng trung ương Nhật lo ngại về tình trạng tài chính quốc gia 

 Thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Masaaki Shirakawa bày tỏ lo ngại về thì hình tài chính “vô cùng nghiêm trọng” của nước này và yêu cầu chính phủ có hành động sau khi Fitch Ratings hạn triển vọng nợ của Nhật sau một loạt động thái tương tự của các hãng xếp hạng tín dụng khác.

Theo ông Shirakawa, cán cân tài chính của Nhật đang ngày một mất cân bằng hơn. Nhưng nguyên nhân không phải là do lãi suất trái phiếu tăng, mà do Nhật Bản đang phải gánh chi phí nặng nề của việc tái thiết những vùng bị thiệt hại sau đợt động đất hồi tháng Ba và về lâu dài là vấn đề dân số đang ngày một già đi.

Nguồn: Giavang.net

ĐỌC THÊM