Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin kinh tế thế giới ngày 30/6/2011

Các nhà điều hành Liên minh châu Âu (EU) bất chấp nhu cầu của các nước thành viên lớn nhất muốn đóng băng ngân sách dài hạn, đưa ra gói chi tiêu 1.000 tỷ Euro (1,442 tỷ USD).

Nhà đầu tư quốc tế có thể mất hàng chục tỷ USD vì các công ty Trung Quốc

Các nhà đầu tư trái phiếu quốc tế đã cho các công ty Trung Quốc vay một khoản tiền lớn chưa từng có, lên tới 33 tỷ USD chỉ trong 2 năm qua. Họ ngày càng lo ngại rằng các công ty Trung Quốc sẽ mất khả năng thanh toán nợ.

Một số lượng lớn các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế bị cáo buộc là gian lận và có khả năng không thanh toán các khoản nợ cho các nhà đầu tư trái phiếu cũng như nhiều nhà đầu khác trên thị trường vốn.

Mỹ phải nâng trần nợ để ngăn cú sốc lớn đến kinh tế toàn cầu

Trong báo cáo đánh giá các điều kiện kinh tế Mỹ được công bố định kỳ hàng năm, IMF cho rằng thách thức chính mà Mỹ đang đối mặt là tìm cách ổn định tình hình nợ vào giữa thập kỷ tới mà không làm chệch hướng tăng trưởng.

Tổ chức này khẳng định, Mỹ phải nhanh chóng nâng trần nợ để tránh gây ra cú sốc nghiêm trọng đối với nền kinh tế và các thị trường tài chính thế giới.

EU đề xuất gói chi tiêu 1.000 tỷ Euro

Các nhà điều hành Liên minh châu Âu (EU) bất chấp nhu cầu của các nước thành viên lớn nhất muốn đóng băng ngân sách dài hạn, đưa ra gói chi tiêu 1.000 tỷ Euro (1,442 tỷ USD). Gói chi tiêu này sẽ được thực hiện trong giai đoạn 7 năm từ 2014 đến 2020, đánh dấu với sự bắt đầu thương lượng giữa 27 nước thành viên về lợi ích giữa các bên.

Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia thành viên EU đang thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng, cùng với tình trạng khủng hoảng lòng tin ở Brussels khi khủng hoảng nợ đang đe dọa sự tồn tại của đồng Euro.

Moody's sẽ hạ xếp hạng nợ của Mỹ xuống Aa nếu vỡ nợ

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s cho biết, họ có thể hạ xếp hạng tín dụng Mỹ từ Aaa xuống Aa nếu các nhà lập pháp không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ.

Trước đó, Moody’s cũng đã cảnh báo sẽ xem xét hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ nếu các nhà lập pháp không nâng trần nợ trước ngày 2/8.

IMF cảnh báo Mỹ về cú sốc nợ

MF cho biết: “Rủi ro có thể sẽ đến theo hình thức lãi suất bất ngờ tăng hay xếp hạng tín dụng bị cắt giảm khi thỏa thuận về nâng trần nợ không thể đạt được sớm.”

IMF lưu ý: “Những rủi ro này sẽ gây ra hậu quả đáng kể đối với toàn cầu, xét đến vai trò quan trọng của trái phiếu chính phủ Mỹ trên thị trường tài chính thế giới”.

Trung Quốc ký hợp tác song phương 15 tỷ USD với Đức

Đức và Trung Quốc mới đây đã ký kết bản thỏa thuận thương mại trị giá 15 tỷ USD trong khuôn khổ cuộc gặp mặt lãnh đạo 2 nước tại thủ đô Berlin, Đức.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp phía Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo đặt mục tiêu tăng trưởng thương mại song phương lên 200 tỷ euro trong vòng 5 năm tới.

“Quả bom” hẹn giờ của kinh tế Trung Quốc 

Ngân hàng UBS AG ước tính, khoản nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc có thể chiếm tới 30% GDP nước này. Theo chuyên gia kinh tế của ngân hàng Credit Suisse AG, Tao Dong, đây chính là quả bom hẹn giờ lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, có dự trữ ngoại hối và thặng dư thương mại khổng lồ, nhưng thị trường vẫn lo ngại khoản nợ địa phương lớn có thể ảnh hưởng đến ổn định kinh tế.
 

Nguồn tin: Giavang.net

ĐỌC THÊM