IMF: Kinh tế toàn cầu đối mặt với nguy cơ sụt giảm đáng lo ngại Nguồn: Giavang.net
Phó Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF tại Washington Naoyuki Shinohara cho biết, phục hồi kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với những nguy cơ sụt giảm đáng lo ngại.
Theo ông, các nền kinh tế mới nổi, dẫn đầu đà phục hồi kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng quá nóng. Đồng thời, áp lực lạm phát tại một số quốc gia ngày càng trở nên trầm trọng do các dòng vốn nóng đổ vào và tình hình giá cả leo thang.
Hoạt động sản xuất tháng 3 của Nhật giảm mạnh nhất trong 2 năm
Hoạt động sản xuất của Nhật trong tháng 3 đã giảm lần đầu tiên kể từ khi nước này thoát khỏi đợt suy thoái cuối cùng 2 năm trước đây do tác động mạnh của thảm họa động đất ngày 11/3.
Chỉ số sản xuất giảm từ 52,9 xuống 46,4 trong tháng 3. Sự sụt giảm xuống dưới 50 của chỉ số này cho thấy một sự thu hẹp mạnh trong sản xuất.
Các nhà kinh tế đều giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong năm nay, cho rằng, thảm họa động đất sẽ kéo tụt GDP của Nhật Bản xuống trong quý thứ 2.
G7 muốn bắt tay với BRIC để cải cách hệ thống tiền tệ toàn cầu
Trả lời phỏng vấn cho Hãng tin tài chính Dow Jones Newswires, Bộ trưởng Tài chính Đức – ông Wolfgang Schaeuble hôm qua (29/3) cho biết, “nhóm G7” (Group Of Seven) do 7 nước công nghiệp lớn hợp thành có thể sẽ phối hợp với “bộ tứ BRIC” đại diện cho nhóm các nền kinh tế mới nổi tiến hành cải cách hệ thống tiền tệ toàn cầu.
Mỹ tăng cường xuất khẩu sang châu Á
Tại Hội nghị Triển vọng Kinh doanh châu Á Thái Bình Dương (APBO), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gary Locke đã khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ tăng cường xuất khẩu sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Ông cho biết, Tổng thống Barack Obama đã tăng gấp đôi mục tiêu xuất khẩu của Mỹ trong vòng 5 năm và cho rằng, khi các doanh nghiệp Mỹ tăng cường xuất khẩu, có nghĩa là họ sẽ tăng cường sản xuất và điều đó sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn cho người dân nước này.
Nội bộ Mỹ bất đồng về việc cắt giảm ngân sách
Ngân sách tài chính tạm thời sẽ hết hạn vào ngày 8/4 tới, nhưng hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn còn vướng mắc về một phần chi tiêu nhỏ nằm trong ngân sách liên bang Mỹ. Cuộc đàm phán giữa hai bên vẫn dậm chân tại chỗ, mâu thuẫn chưa thể hóa giải. Lần này chính phủ Mỹ e rằng không thể dựa vào việc lại tung ra ngân sách ứng cứu để tránh khủng hoảng được nữa.
Nhật Bản: BOJ tiếp tục hỗ trợ thị trường tiền tệ
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngày 30/3 thông báo đã rót thêm 2.600 tỷ yên vào thị trường tiền tệ ngắn hạn, nơi các ngân hàng và công ty chứng khoán tiến hành các giao dịch vốn cần thiết.
Đây là ngày giao dịch thứ 12 liên tiếp BOJ "bơm" tiền vào thị trường tài chính kể từ sau khi xảy ra thảm họa động đất gây sóng thần tại Nhật Bản ngày 11/3 vừa qua. Từ thời điểm đó đến nay, tổng số tiền thể chế này rót cho thị trường tiền tệ Nhật Bản hiện đã lên đến 120.900 tỷ yên.
Vòng đàm phán Doha đứng trước nguy cơ thất bại
Ngày 29/3, tại cuộc họp của Ủy ban đàm phán thương mại đánh giá về tiến trình đàm phán Doha tại Geneva, Thụy Sỹ, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Pascal Lamy đã thừa nhận sự bế tắc của vòng đàm phán Doha và cho biết vòng đàm phán này có nguy cơ thất bại khi không đạt được bước đột phá vào tháng Tư tới để kết thúc vào cuối năm nay.
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN