IMF: Giá lương thực cao kỷ lục còn tiếp tục kéo dài Nguồn: Giavang.net
Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF cho biết, giá lương thực vẫn còn tăng cao trong thời gian dài do tăng trưởng kinh tế thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ.
IMF cho biết, thu nhập gia tăng tại các nước đang phát triển đã thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm như thịt, sữa, ngũ cốc và đặc biệt cần nhiều thức ăn cho vật nuôi. Thêm vào đó, nhu cầu đối với nhiên liệu sinh học và thời tiết xấu đã khiến nguồn cung lương thực trở nên hạn hẹp.
Trung Quốc nâng mức khởi điểm thuế thu nhập cá nhân
Trong khuôn khổ nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng trong nước và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng lớn, Chính phủ Trung Quốc vừa qua thông báo sẽ nâng mức khởi điểm thuế thu nhập cá nhân.
Thượng Hải, trung tâm tài chính của Trung Quốc, cũng sẽ nâng mức lương tối thiểu của người lao động thêm 14%, từ 1.120 nhân dân tệ (NDT) lên 1.280 NDT bắt đầu từ tháng 4/2011, khi giới chức trách thành phố đang cố gắng làm dịu bớt tác động của lạm phát cao đối với đời sống của dân nghèo.
Lợi nhuận ngành hàng không dự kiến giảm 46% trong năm 2011
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) mới đây dự báo lợi nhuận ngành hàng không năm 2011 đạt 8,6 tỉ đôla Mỹ, giảm 46% so mức 16 tỉ đôla Mỹ vào năm ngoái, do giá nhiên liệu tăng cao.
IATA nâng dự báo giá dầu Brent trung bình trong năm nay ở mức 96 đôla Mỹ/thùng, thay vì 84 đôla/thùng, đẩy chi phí nhiên liệu ngành hàng không tăng thêm 10 tỉ đôla, lên mức 166 tỉ đôla. Ước tính, cứ 1 đôla tăng lên của giá dầu, chi phí của ngành hàng không sẽ tăng thêm 1,6 tỉ đôla.
10 năm nữa, Hy Lạp và Bồ Đào Nha có thể buộc phải rời khu vực đồng tiền chung châu Âu
Ông Kenneth Rogoff, giáo sư kinh tế đại học Harvard, cho rằng Hy Lạp và Ireland sẽ cần tái cơ cấu lại các khoản nợ và Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng có thể sẽ phải làm tương tự để vượt qua khủng hoảng nợ châu Âu.
“Tôi nghĩ cuối cùng khả năng tái cơ cấu lại 2 hoặc 3 nước châu Âu không thể tránh khỏi. Người ta sẽ gọi nó bằng cái tên khác để giữ thể diện. Thật khó để tránh được khả năng tái cơ cấu nợ tại 4 nước bao gồm Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Rủi ro của việc chờ đợi quá lâu đang lớn dần lên và khiến châu Âu càng tốn kém hơn.”
Trung Quốc dẫn đầu thế giới về đầu tư xây dựng
Tốc độ phát triển bùng nổ của ngành xây dựng tại Trung Quốc đã đưa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lên vị trí đầu bảng trong lĩnh vực này trên phạm vi toàn cầu, tờ Financial Times cho biết. Với số vốn đầu tư xây dựng lên tới 1.000 tỷ USD trong năm 2010, đây là lần đầu tiên Trung Quốc “qua mặt” nước Mỹ để chiếm vị trí này.
Trong khi đó, đầu tư cho xây dựng tại Mỹ đã liên tục đi xuống trong bối cảnh suy thoái, giảm còn 983 tỷ USD trong năm ngoái, từ mức 1.500 tỷ USD vào năm 2005.
Hàn Quốc: dự trữ ngoại tệ đạt mức cao kỷ lục mới
Ngân hàng trung ương nước này (BOK) công bố dự trữ ngoại tệ tính đến tháng 2 vừa qua đạt 297,67 tỷ USD - mức cao kỷ lục mới, sau khi đạt 295,96 tỷ USD trong tháng 1. Kết quả trên có được là nhờ lợi nhuận hoạt động trong tháng 2 tăng cao, kèm theo đó là đồng Euro và đồng bảng Anh tăng giá so với USD.
Dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc bắt đầu tăng đều kể từ sau khi sụt giảm còn 200,51 tỷ USD trong tháng 11/2008, khi giới chức tiền tệ nước này tung tiền mặt để đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
- Daily: Bảng giá HRC & CRC
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN