Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin kinh tế thế giới ngày 9/6/2011

Kinh tế Nhật suy giảm mạnh hơn so với dự đoán của giới quan sát trong quý một, do hậu quả của đợt động đất và sóng thần ảnh hưởng mạnh tới các nhà máy sản xuất và chi tiêu đầu tư của các công ty.

Fed công bố kinh tế phần lớn khu vực tại Mỹ tăng trưởng ổn định

Fed nhận xét kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định tại phần lớn các khu vực. Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại tại 4/12 khu vực bởi người tiêu dùng khó khăn với việc giá thực phẩm và nhiên liệu cao và nguồn cung phụ tùng thiếu khiến hoạt động sản xuất trong ngành ô tô chững lại.

Báo cáo từ các khu vực của Fed cho thấy hoạt động kinh tế tiếp tục tăng trưởng so với báo cáo gần nhất, dù báo cáo từ một số khu vực cho thấy hoạt động kinh tế đi xuống.

Trung Quốc tiêu hao năng lượng nhiều nhất thế giới


Báo cáo thống kê thường niên về năng lượng thế giới” mà hãng dầu mỏ Anh British Petroleum (BP) công bố cho thấy, năm ngoái Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nước tiêu dùng năng lượng lớn nhất thế giới, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng năng lượng toàn cầu cũng đạt mức cao nhất kể từ năm 1973 tới nay.

Cũng theo báo cáo của BP, lượng tiêu dùng năng lượng của Trung Quốc chiếm 20,3% toàn cầu, vượt qua Mỹ với tỷ lệ chiếm 19% toàn cầu. Tổng lượng tiêu dùng năng lượng của Trung Quốc tăng hơn 11% so với năm 2009. Tiêu thụ dầu mỏ tăng 860.000 thùng/ngày, tương đương 10%.

Kinh tế Nhật suy giảm với tốc độ 3,5% 

Kinh tế Nhật suy giảm mạnh hơn so với dự đoán của giới quan sát trong quý một, do hậu quả của đợt động đất và sóng thần ảnh hưởng mạnh tới các nhà máy sản xuất và chi tiêu đầu tư của các công ty.

Tổng sản lượng nội địa giảm với tốc độ niên hoá là 3,5% trong ba tháng kết thúc vào ngày 31 tháng Ba, theo tuyên bố của Nội các Nhật ngày hôm nay, so với mức 3% dự đoán của giới phân tức. Chính phủ tháng trước đưa ra con số ước tính ban đầu là suy giảm 3,7%.

OPEC không đạt được thoả thuận về tăng sản lượng dầu 

Lần đầu tiên trong vòng ít nhất 20 năm qua, Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ không đạt được thoả thuận về sản lượng dầu sau khi sáu nước phản đối đề nghị của Ả Rập Xê Út tăng sản lượng dầu do giá dầu đã lên trên 100 đôla một thùng.

Ả Rập Xê  Út, nước có sản lượng dầu lớn nhất, cùng với Cô Ét, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đề nghị tăng sản lượng của nhóm thêm 1,5 triệu thùng một ngày lên 30,3 triệu thùng. Đề nghị đã đã bị các thành viên khác như Iran và Venezuela phản đối do lo ngại khả năng giá dầu sụt giảm”.

Đảng Cộng hoà Mỹ cân nhắc khả năng để nước Mỹ vỡ nợ 


Nhiều ý kiến trong đảng đối lập Cộng hoà tại nước Mỹ đang cho rằng để nước Mỹ vỡ nợ trong một khoảng thời gian ngắn là cái giá chấp nhận được để buộc Nhà Trắng phải thoả hiệp với các điều kiện cắt giảm ngân sách.

Một số nghị sĩ có ảnh hưởng của đảng Cộng hoà như ứng cử viên Tổng thống Mỹ 2012 ông Tim Pawlenty hiện đang ủng hộ để nước Mỹ vỡ nợ trong một thời gian ngắn nếu điều này buộc chính phủ phải cắt giảm ngân sách mạnh tay và nhanh chóng.

Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng tồi tệ hơn năm 2008


Chuyên gia kinh tế Dylan Grice đến từ Ngân hàng Societe Generale (Pháp) mô tả hiện tượng tăng trưởng bùng phát "công nghiệp" của Trung Quốc giống như "bong bóng bất động sản" của Mỹ và Nhật. Dylan Grice cho rằng về bản chất toán học thì hai hiện tượng này là như nhau: mức lãi suất đầu tư thấp dẫn đến lạm phát và phá sản.

Nhận định của Dylan Grice có sức thuyết phục hơn khi có tin chính phủ trung ương Trung Quốc đã đồng ý cung cấp khoản cứu trợ hơn 463 tỷ USD cho các chính quyền địa phương, sau khi điểu chỉnh GDP.

Nguồn tin: Giavang.net

ĐỌC THÊM