Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin nổi bật trên thị trường kinh tế - tài chính - hàng hoá thế giới tuần 11 – 18/7/2010

Kinh tế Mỹ mới hồi phục 40 – 50%

Kinh tế Mỹ đã trải qua thời kỳ suy thoái trầm trọng và chưa thể hồi phục hoàn toàn. Theo ông Warren Buffett, kinh tế Mỹ mới chỉ hồi phục được khoảng 40 đến 50%.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa đưa ra dự báo mới nhất về nền kinh tế đầu tàu thế giới, thấp hơn so với dự báo hồi tháng 4, do lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu có thể tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ cũng như triển vọng thị trường việc làm.

Theo báo cáo của FED, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm 2010 của kinh tế Mỹ sẽ ở mức 3 - 3,5%, thấp hơn so với ngưỡng 3,2 - 3,7% cũng do cơ quan này đưa ra hồi tháng 4. FED cũng dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ hiện đang ở mức 9,5%, trong trường hợp khả quan nhất sẽ giảm xuống còn 9,2% vào cuối năm nay. Trong khi, mức dự báo hồi tháng 4 là 9,1%.

FED hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ bởi xét đến những diễn biến kinh tế từ bên ngoài, đó là muốn nói tới khủng hoảng nợ ở châu Âu khởi đầu từ Hy Lạp và đang đe dọa sẽ lan sang nhiều nước cùng châu lục.

Mặc dù hạ dự báo tăng trưởng và thị trường việc làm, song FED cho rằng, rủi ro lạm phát sẽ thấp hơn. FED dự báo lạm phát liên quan đến tiêu dùng sẽ chỉ tăng 1% cho đến 1,1% trong năm nay. Con số này thấp hơn so với dự báo vào tháng 4/2010 rằng chỉ số giá tiêu dùng có thể tăng từ 1,2% đến 1,5%.

Kinh tế Trung Quốc tăng chậm

Trung Quốc cho biết nền kinh tế của họ tăng chậm trong quí hai của năm 2010 vì chính phủ áp đặt các chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn để ngăn ngừa tình trạng quá nóng bỏng.
Cục Thống kê Quốc gia của nhà nước cho biết tổng sản phẩm quốc dân tăng khoảng 10,3% trong thời gian từ tháng Tư và tháng Sáu. Con số vừa kể cho thấy sự sút giảm mạnh so với mức tăng trưởng 11,9% trong quí đầu năm nay.
Phát ngôn viên cục thống kê Thịnh Lai Vận nói với các phóng viên báo chí tại Bắc Kinh rằng sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp “thích đáng” sẽ giúp ngăn được hiện tượng tăng trưởng quá nhanh mà các nhà thực hiện chính sách e rằng sẽ châm ngòi cho tình trạng lạm phát.

Tiền tệ Châu Á: Đồng bath Thái tăng giá mạnh nhất

Làn sóng nâng lãi suất cơ bản đã khiến các đồng tiền châu Á không ngừng tăng giá trong tuần qua.

Đồng bath Thái tăng mạnh nhất trong số các đồng tiền tại châu Á sau khi Ngân hàng Trung ương Thái Lan quyết định nâng lãi suất cơ bản.

Trước đó, từ đầu năm 2010 đến nay, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan đã đưa ra quyết định tương tự. Lợi tức đối với tài sản các nước này tăng lên.

Châu Á đang dẫn đầu thế giới về tốc độ phục hồi kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế vì thế phải rút đi kế hoạch kích thích đã được đưa ra ở thời kỳ đỉnh cao của khủng hoảng tài chính.

Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 2/2010 của Trung Quốc chỉ đạt 10,3%, kinh tế Singapore nhiều khả năng sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Tính từ đầu năm 2010 đến nay, đồng ringgit của Malaysia và đồng rupiah của Indonexia tăng giá mạnh nhất tại châu Á bởi nhà đầu tư giảm bớt tiền vào chứng khoán.

Tính cả tuần, đồng bath Thái tăng giá 0,3% lên mức 32,24 bath/USD, trong tuần, đã có lúc đồng bath lên mức 32,22 bath/USD, mức cao nhất từ ngày 10/05/2010.

Đồng đôla Singapore tăng 0,2% lên 1,3757 đôla Singapore/USD.

Đồng ringgit của Malaysia, đồng peso của Philippin và đồng won Hàn Quốc giảm giá trong tuần bởi những lo lắng về tốc độ phục hồi kinh tế sau khi FED hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ và thông tin cho thấy sản xuất Mỹ đi xuống mạnh nhất trong 1 năm.

Đồng ringgit hạ 0,4% so với mức đóng cửa cuối tuần trước và giao dịch với đồng USD ở 3,2100 ringgit/USD, từ đầu năm đến nay, đồng tiền này tăng giá 6,9%.

Đồng pero hạ 0,3% xuống 46,285 peso/USD. Ngân hàng Trung ương Phillippin duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 4%.

Đồng USD: giảm giá mạnh nhất hơn một năm

Tuần qua, đồng USD giảm giá mạnh nhất trong 14 tháng so với đồng euro và rơi xuống mức thấp nhất tính từ đầu năm 2010 so với đồng yên bởi báo cáo cho thấy đà phục hồi của kinh tế Mỹ đang chững lại.

Đồng USD hạ xuống sát mức 1,30USD/euro bởi biên bản cuộc họp mới nhất từ FED cho thấy cơ quan này đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2010.

Đồng euro như vậy có tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp so với đồng USD bởi thị trường kỳ vọng nhiều vào kết quả thanh tra hệ thống ngân hàng khu vực này sẽ mang lại thông tin tích cực như đợt thanh tra ngân hàng Mỹ vào năm 2009.

Trong đợt phát hành 3 tỷ euro trái phiếu mới đây, nhu cầu đối với trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha thời hạn 15 năm cao 2,57 lần so với lượng chào bán thực tế.

Kết quả thanh tra ngân hàng châu Âu sẽ được công bố vào ngày thứ Sáu tuần sau (ngày 23/07/2010).

Tính cả tuần, đồng USD hạ giá 2,24%, mức hạ sâu nhất từ tháng 5/2009 xuống mức 1,2930USD/euro. Mức chốt phiên giao dịch tuần trước là 1,2641USD/euro. Trong phiên giao dịch cuối tuần, đồng USD đã có lúc xuống mức 1,3008USD/euro, mức thấp nhất từ 10/05/2010.

So với đồng yên, trong tuần đồng USD hạ 2,3% xuống 86,57 yên/USD từ mức 88,62 yên/USD sau khi leo lên mức 86,27 yên/USD trong phiên ngày thứ Sáu.

Đồng euro không có nhiều thay đổi so với đồng yên và giao dịch ở mức 111,96 yên/euro so với mức 112,01 yên/euro.

So với mức đáy trong 4 năm 1,1877USD/euro vào ngày 07/06/2010, đồng euro hiện đã tăng được 8,9% bởi những lo lắng liên quan đến khủng hoảng nợ châu Âu.

Trong đợt phát hành 3 tỷ euro trái phiếu mới đây, nhu cầu đối với trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha thời hạn 15 năm cao 2,57 lần so với lượng chào bán thực tế, con số này vào tháng 4/2010 chỉ là 1,79 lần.

Từ đầu năm 2010 đến nay, 96 ngân hàng Mỹ đã đóng cửa, số lượng ngân hàng bị đóng cửa như vậy đã cao hơn so với cùng kỳ năm 2009 khi số ngân hàng sụp đổ mới chỉ ở con số 57. Tốc độ ngân hàng bị đóng cửa tăng cao do thua lỗ nặng với khoản vay trong lĩnh vực bất động sản thương mại.

Dầu lửa: giá giảm
Gía dầu giảm trong tuần qua do dự báo tốc độ hồi phục kinh tế Mỹ chậm lại làm giảm nhu cầu nhiên liệu của nền kinh tế tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới này. Các thị trường cổ phiếu giảm giá cũng ảnh hưởng tới xu hướng thị trường hàng hóa. Trên thị trường Nymex (New York), giá dầu thô kỳ hạn tháng 8 giảm xuống 76 USD, trong khi tại ICE dầu Brent kỳ hạn tháng 9 giảm xuống 75,37 USD.

Báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ công bố hôm 14/7/2010 cho thấy nhu cầu nhiên liệu của Mỹ giảm 4% xuống 18,8 triệu thùng/ngày trong tuần qua, là mức thấp nhất trong tuần kể từ 23/4/2010. Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa cho biết nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ tăng 1,05 triệu thùng/ngày hay 1,2% trong năm tới đạt 86,41 triệu thùng.

Đường: giá tăng

Tại sở giao dịch kỳ hạn London (LIFFE) ngày 16/7, giá đường trắng giao tháng 10/2010 đã tăng từ 519,1 bảng Anh/tấn lên 527 bảng Anh/tấn. Còn tại Văn phòng giao dịch New York (NYBOT), giá đường thô giao cùng kỳ hạn cũng tăng lên 17,19 US cent/lb (1 lb = 0,454 kg), so với 17,18 US cent/lb tuần trước đó.

Các nhà phân tích Commerzbank cho biết mặc dù Tổ chức Đường Quốc tế hy vọng giá đường sẽ giảm trong vụ thu hoạch tới do sản lượng gia tăng ở Brazil và Ấn Độ, song hiện tại nhân tố tích cực vẫn đang hỗ trợ giá đường và nhân tố này không có liên quan nhiều đến nguồn cung.

Cao su: giá giảm 3,3%

Tại thị trường Tokyo, giá cao su giao kỳ hạn giảm liên tục trong 2 phiên cuối tuần. Trong tuần qua, cao su đã hạ 3,3% và là tuần giảm thứ hai trong ba tuần qua. Kết thúc tuần, giá cao su giao tháng 12 ở mức 266,5 yen/kg (3.056 USD). Lo ngại về tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc chững lại có thể khiến nhu cầu hàng hóa sản xuất lốp xe giảm

Dự trữ cao su tại sàn giao dịch hàng hóa Tokyo giảm 6,2% xuống còn 1.880 tấn vào ngày 30/6, gần chạm mức thấp kỷ lục 1.408 tấn vào tháng 10/2008. Nguồn cung cgiamr do mưa lớn tại Thái Lan khiến sản lượng hạ.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chững lại ở mức 10,3% trong quý 2 so với 11,9% trong quý 1. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm sau khi chính phủ nước này kiềm chế tăng trưởng tín dụng, chi tiền đầu tư và đầu cơ bất động sản.

Đậu tương: giá tăng

Giá đậu tương và sản phẩm đậu tương tăng trong tuần qua, với dầu đậu tương đạt kỷ lục cao. Đậu tương Mỹ tăng 2% trong tuần qua do xuất khẩu đậu tương Mỹ mạnh và lo ngại về thời tiets nóng có thể ảnh hưởng tới năng suất ở khu Trung Tây nước Mỹ.

Nhập khẩu dầu đậu tương của Ấn Độ giảm 6% trong tháng 6, là tháng thứ 6 giảm liên tiếp.

New Delhi sẽ tăng gấp đôi kim ngạch nhập khẩu dầu đậu tương của Áchentina trong năm 2010 lên 1,1 tỷ USD. Việc Ấn Độ tăng kim ngạch nhập khẩu sẽ giúp cho Áchentina khắc phục được khoảng trống để lại do tranh chấp thương mại dầu đậu tương với Trung Quốc.

Áchentina là nhà cung cấp dầu đậu tương chính trên thế giới với thị trường xuất khẩu số một trước đó là Trung Quốc. Nhưng từ tháng 4/2010, Trung Quốc - nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới sản phẩm trên, đã ngừng nhập khẩu mặt hàng này từ Áchentina, để trả đũa việc Buenos Aires áp thuế bán phá giá với nhiều sản phẩm công nghiệp của Bắc Kinh.

Theo số liệu thống kê, trong năm tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu dầu đậu tương Áchentina của Ấn Độ đã lên đến 770 triệu USD, tăng 300% so với cùng kỳ năm 2009. Năm 2009, Ấn Độ đã nhập khẩu 8 triệu tấn dầu đậu tương của Áchentina với tổng giá trị là 606 triệu USD.

Hiện Ấn Độ nhập khẩu chủ yếu là dầu cọ của Indonesia và Malaysia, dầu đậu tương của Áchentina và Brazil. Theo thống kê, Ấn Độ đã chính thức trở thành thị trường nhập khẩu số một đối với sản phẩm dầu đậu tương của Áchentina và chỉ tính riêng trong hai tháng bốn và năm, New Delhi đã nhập tới 44% lượng dầu đậu tương xuất khẩu của Buenos Aires.

Các nhà quan sát cho rằng kim ngạch song phương trong lĩnh vực này còn nhiều triển vọng phát triển, khi mới đây Buenos Aires và Bắc Kinh vẫn tiếp tục bế tắc trong tranh cãi về dầu đậu tương sau chuyến thăm của Tổng thống Cristina Fernández tới Trung Quốc, thậm chí vị nữ nguyên thủ này đã kêu gọi các nhà xuất khẩu Áchentina phải "phi đậu tương hóa" trong trao đổi thương mại với quốc gia đông dân nhât thế giới.

Vinanet

ĐỌC THÊM