Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin thị trường thép ngày 18/10

 Theo báo cáo, giá thép phế của Mỹ đã tiếp tục giảm trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 và mức giảm tổng cộng là 70-100 USD/tấn.

Được biết, giá thép phế HMS 80:20 (1&2) của Mỹ chào sang Đài loan giảm xuống 340 USD/tấn C&F từ mức 405 USD/tấn C&F vào giữa tháng 9.
 
Xuất khẩu thép phế của Mỹ sang Đài loan tiếp tục giảm trong tuần này.
 
Được biết, các nhà cung cấp thép phế cỡ lớn của Mỹ chào thép phế HMS 80:20 (1&2) và thép phế cắt mảnh là 338 USD/tấn C&F và 345 USD/tấn C&F, ứng với mỗi loại trong tuần này, giảm 7 USD/tấn so với tuần trước.
 
Nguồn tin công nghiệp cho biết, giá thép phế bán giao ngay ở Đài loan trong khoảng 335-342 USD/tấn C&F, không được các nhà máy thép của Đài loan chấp nhận.
 
Họ nói, các nhà máy thép của Đài loan đạt mục tiêu cho giá mua vào là 330-337 USD/tấn C&F.
 
Tuy nhiên, những người tham gia thị trường dự đoán giá thép phế của Mỹ có thể tăng vào tháng 11, do những tin tích cực từ thị trường thép cây Đài loan.
 
Được biết, giá thép cây đã giảm tuần thứ ba liên tiếp trên thị trường Đài loan và mức giảm tổng cộng đạt 1.000-1.200 NT$/tấn, do giá thép phế giảm.
 
Khi giá thép phế Mỹ tăng trở lại, giá thép thanh có thể cũng sẽ tăng trên thị trường Đài loan.

(News Date)  Theo số liệu hải quan, Đài loan xuất khẩu 7.241 tấn ống thép hàn trong tháng 9, tăng 22% so với 5.934 tấn trong tháng 8.
 
Trong tháng 9, Thái lan là nước nhập khẩu ống thép hàn lớn nhất của Đài loan với 1.579 tấn; Việt nam là nước thứ hai với 1.481 tấn và Trung quốc là nước thứ ba với 1.457 tấn.
 
Trong tháng 9, Đài loan nhập khẩu 3.069 tấn ống thép hàn, tăng 84% so với tháng trước.


 
 
 
(News Date)  Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Sắt Thép Nhật bản, nước này nhập khẩu 12.400 tấn thép không gỉ trong tháng 8, giảm 14% so với tháng trước.
 
Trong tháng 8, thép không gỉ Nhật bản nhập từ Hàn quốc giảm 14,6%; từ Đài loan giảm 31,7%; từ Trung quốc giảm 35,1%, tất cả so với tháng trước.


 
 
 
 
(News Date)  Theo số liệu thống kê, 27 nước thành viên EU nhập khẩu 287.000 tấn thép phế trong tháng 7, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Trong tháng 8, 27 nước này đã xuất khẩu 1,477 triệu tấn thép phế, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Trong 7 tháng đầu năm nay, 27 nước này nhập 2,104 triệu tấn thép phế trong khi xuất khẩu 11,802 triệu tấn, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Trong thời gian trên, Thổ nhĩ kỳ là nước nhập khẩu nhiều thép phế nhất của EU với 6,412 triệu tấn, tăng 10,3%; Ấn độ là nước thứ hai với 1,654 triệu tấn, tăng 53,9% và Ai cập là nước thứ ba với 995.000 tấn, tăng 19,3%, tất cả so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Trong khi đó, Nga là nước xuất khẩu nhiều thép phế nhất sang EU với 637.000 tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
(News Date)  Theo số  liệu của Turkish Iron and Steel Producers' Association (DCUD), sản lượng thép thô của nước này đạt 3,05 triệu tấn trong tháng 9, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,3% so với tháng trước.
 
Trong tháng 9, sản lượng thép thô của nước này từ các lò điện luyện (EAFs) tăng 4,6% trong khi từ các lò thổi (BFs) giảm 5,4%, tất cả so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Trong 9 tháng đầu năm nay, sản lượng thép thô của nước này đạt 27,5 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

(News Date)  Theo số liệu của Latin America Steel Association (Alacero), Trung quốc tăng cường xuất khẩu thép sang các nước trên thế giới, trong đó có châu Mỹ La tinh.
 
Số liệu của Alacero cho thấy, Trung quốc xuất khẩu 23,1 triệu tấn thép cán trong nửa đầu năm nay, tăng 12% so với năm 2011.
 
Trong số này, 2 triệu tấn xuất sang châu Mỹ La tinh, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Alacero tin rằng ngành thép Trung quốc đang đối mặt với nhu cầu nội địa yếu và giá giảm. Bởi vậy, sản lượng dư thừa trông chờ vào xuất khẩu, đặc biệt là sang châu Mỹ La tinh.
 
Mặc dù Brazil là nước sản xuất thép lớn nhất trong khu vực, nước này vẫn phải nhập khẩu 490.000 tấn thép của Trung quốc trong nửa đầu năm nay. Những nước chủ yếu trong khu vực như Peru, Chile và Colombia cũng nhập khẩu thép từ Trung quốc. Tuy nhiên, Venezuela giảm 8,2% lượng thép nhập khẩu từ Trung quốc trong thời gian trên.
 
Nguồn tin: GCVT

ĐỌC THÊM