China Steel Corp. (CSC), nhà sản xuất thép carbon lớn nhất Đài loan có kế hoạch đầu tư 2,27 tỷ NT$ để tân trang hệ thống điều khiển điện tử nhà máy sản xuất băng thép cán nóng No2 ở miền Nam Đài Loan từ tháng Giêng năm 2013 đến tháng 12 năm 2017.
CSC tuyên bố, việc tân trang nhà máy sản xuất băng thép cán nóng No2 giúp giảm rủi ro sự cố sản xuất, nhằm phát triển sản phẩm mới và giảm khí thải carbon.
Trong khi đó, CSC nhấn mạnh việc tân trang không ảnh hưởng đến sản lượng của nhà máy khổng lồ này.
(News Date) Feng Hsin, nhà sản xuất thép dài chính của Đài Loan thông báo tăng giá thép cây cốt bê tông thêm 400 NT$/tấn lên 18.900 NT$/tấn.
Bên cạnh đó, hãng tăng giá thép phế thêm 400 NT$/tấn lên 11.500-12.200 NT$/tấn trong tuần này.
Tuy nhiên, Feng Hsin hoãn thông báo giá chào sản phẩm thép hình trong tuần này và giá vẫn giữ nguyên ở mức 20.500-20.700 NT$/tấn.
Nguồn tin công nghiệp cho biết, hãng có thể tăng giá thép hình trong thời gian tới sau khi tăng giá thép cây và thép phế khoảng 400 NT$/tấn trong tuần này.
(News Date) Theo số liệu thống kê của Bộ Cải cách và Phát triển Trung quốc (NDRC), ngành sắt thép của nước này thực hiện 113,1 tỷ CNY lãi gộp trong 10 tháng đầu năm nay, giảm 48,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số này, lợi nhuận gộp của ngành khai thác kim loại đen là 75,7 tỷ CNY, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận gộp của ngành luyện và chế biến thép giảm 73,7% xuống 32,2 tỷ CNY.
Riêng trong tháng 10, lợi nhuận gộp của toàn ngành sắt thép là 22,1 tỷ CNY.
(News Date) Chính phủ Indonesia có kế hoạch xem xét đề nghị do Ủy ban chống bán phá giá (KADI) gửi Bộ Thương mại trong 2 tuần tới.
Được biết, KADI đề nghị Bộ Thương mại đánh thuế chống bán phá giá với mức thuế lên đến 68,4% với mặt hàng thép lá và thép cuộn cán nguội nhập khẩu từ các nước châu Á.
KADI đề nghị mức thuế chống bán phá giá 23,7% ~74% từ Trung Quốc; 27,8% ~ 68,4% từ Nhật Bản; 13,7% từ Hàn Quốc; 5,9% ~20,6% từ Đài Loan và 13,5% ~36,6% từ Việt nam.
(News Date) Theo báo cáo, sản lượng thép cây cốt bê tông đường kính 9,53mm của hãng Venezuelan Sidor đạt 11.650 tấn trong tháng 11, mức cao nhất trong năm 2012.
Sản phẩm thép cây cốt bê tông của hãng chủ yếu cung cấp cho các công trình xây dựng nhà ở trong nước.
Tuy nhiên, Sidor không công bố sản lượng thép cây cốt bê tông của mình trong tháng 11. Được biết, tổng sản lượng thép cây cốt bê tông của hãng trong tháng 10 là 17.428 tấn.
(News Date) Các nhà máy thép SNG có kế hoạch tăng giá gang xuất khẩu trong dịp Năm Mới, do giá thép phế và giá quặng sắt tăng.
Được biết, các nhà máy của Ukraine dự định tăng giá gang xuất khẩu sang Thổ nhĩ kỳ lên mức 405-415 USD/tấn CFR. Các nhà máy thép của Nga cũng có thể tăng giá gang xuất sang Thổ nhĩ kỳ lên mức 415-425 USD/tấn CFR.
(News Date) Liên đoàn Công nghiệp Khai khoáng Ấn độ (FIMI) đề nghị chính phủ giảm thuế xuất khẩu quặng sắt phẩm cấp thấp đi 5% từ mức hiện nay là 30%.
FIMI nói, thuế xuất khẩu gây cản trở cho việc xuất khẩu quặng sắt của nước này.
Được biết, chính phủ Ấn độ tăng thuế xuất khẩu quặng sắt lên mức 20% từ mức 5% trong tháng 3/2011 và tăng lên 30% từ tháng Giêng năm 2012.
(News Date) Dự trữ thép cán nguội (CR) của Hàn quốc tiếp tục giảm trong 2 tuần liên tiếp.
Theo số liệu của Hiệp hội Sắt và Thép Hàn Quốc (KOSA), dự trữ sản phẩm thép cán nguội của nước này trong tháng 11 là 821.000 tấn, giảm 1,2% so với tháng trước.
Trong số này, 174.000 là thép lá tẩy acid; 22.000 tấn là thép lá sơn; 105.000 tấn là thép lá mạ điện và 102.000 tấn là thép lá cuộn cán nguội.
(News Date) Công ty Magnitogorsk Iron & Steel Works (MMK) của Nga thông báo tăng giá thép cuộn cán nguội (CRC) thêm khoảng 20-30 USD/tấn cho hàng sản xuất tháng Hai do ảnh hưởng tăng giá quặng sắt.
Được biết, giá quặng sắt tăng lên 141,23 USD/tấn vào ngày 31/12/2012.
Sau khi tăng, thép HRC và CRC của MMK xuất sang Trung Đông và Bắc Phi là 560 USD/tấn FOB và 630-640 USD/tấn FOB tương ứng với mỗi loại.
(News Date) Theo số liệu thống kê, Nhật Bản xuất khẩu 735.000 tấn thép phế trong tháng 11, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 11, Trung Quốc là nước nhập khẩu nhiều thép phế nhất của Nhật Bản với 326.000 tấn, tăng 9,7%; Hàn Quốc là nước thứ hai với 320.000 tấn, tăng 9,3%, tất cả so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 11 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu thép phế của Nhật bản vào khoảng 7,702 triệu tấn, tăng 59,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số này, 4,484 triệu tấn xuất sang Hàn quốc, tăng 74,4%; 2,721 triệu tấn xuất sang Trung quốc, tăng 26,7% và 256.000 xuất sang Việt Nam, tăng 870,8%, tất cả so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự đoán xuất khẩu thép phế của Nhật trong cả năm nay có thể đạt 8,4 triệu tấn trong cả năm 2012.
Nguồn tin: GCVT