Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính Nhật bản, trong tháng 9, nước này nhập khẩu 8.268 tấn thép phế không gỉ, giảm 17,9% so với tháng trước.
Trong tháng 9, Hàn quốc là nước xuất thép phế không gỉ nhiều nhất sang Nhật bản với 2.964 tấn, tăng 1,2%; Mỹ là nước thứ hai với 2.641 tấn, tăng 17,8%, Đài loan đứng thứ ba với 1.036 tấn, giảm 49,2%, tất cả so với tháng 8.
Trong 9 tháng đầu năm nay, nhập khẩu thép phế không gỉ của Nhật bản là 101.000 tấn.
Trong số này 34.736 tấn nhập từ Hàn quốc; 31.167 tấn nhập từ Mỹ và 16.577 tấn nhập từ Đài loan.
(News Date) Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính Nhật bản, nước này nhập khẩu 12.438 tấn thép không gỉ trong tháng 9, tăng 0,4% so với tháng trước nhưng giảm 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 9, giá trị nhập khẩu thép không gỉ của nước này đạt 47,294 triệu USD. Giá nhập khẩu bình quân là 3.802,38 USD/tấn, tăng 3,3% so với tháng trước.
Trong 9 tháng đầu năm nay, Nhật bản nhập khẩu tổng cộng 129.991 tấn thép không gỉ.
Trong thời gian trên, Hàn quốc xuất khẩu nhiều nhất thép không gỉ vào Nhật bản với 93.667 tấn; Đài loan đứng thứ hai với 13.788 tấn và Trung quốc đứng thứ ba với với 8.652 tấn.
(News Date) Theo báo cáo, việc nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) và thép cuộn cán nguội (CRC) từ nước ngoài như Trung quốc vào đã làm giá bán thép bình quân trên thị trường Indonesia giảm.
Hậu quả là giá thép thấp đã làm lợi nhuận của các nhà sản xuất thép của nước này giảm trong 9 tháng đầu năm nay.
Trong 9 tháng đầu năm nay, giá thép cuộn cán nóng giảm 5,6% so với năm ngoái xuống 7.263 INR/kg, giá thép cuộn cán nguội giảm 6,3% xuống 8.320 INR/kg. Theo số liệu thống kê, năm 2011 giá trị nhập khẩu thép HRC từ Trung quốc tăng hơn 2 lần so với năm 2009, lên 38,19 triệu USD. Tương tự, giá trị nhập khẩu thép CRC từ Trung quốc năm 2011 tăng 44,3% so với năm 2009, lên 88,32 triệu USD.
(News Date) Hiện nay, giá thép phế đang tăng mạnh do khan hiếm bởi bão nhiệt đới và giá thép tăng.
Được biết, cơn bão nhiệt đới Sandy đổ bộ vào bờ Đông nước Mỹ làm cho các nhà cung cấp thép phế gặp khó khăn trong việc thu gom và vận chuyển thép phế.
Trong khi đó, các nhà luyện thép lớn ở Mỹ đã thông báo tăng giá sản phẩm thép tấm vào giữa tháng 10.
Do ảnh hưởng của 2 nhân tố trên, giá thép phế của Mỹ hiện tiếp tục tăng.
Hiện nay, giá thép phế HMS 80:20 (1&2) của Mỹ chào xuất khẩu sang Thổ nhĩ kỳ là 400 USD/tấn C&F.
(News Date) Hãng thép Tata của Ấn độ vừa giới thiệu sản phẩm thép cán nóng (HR) mới gọi là Tata Astrum, nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà máy quy mô nhỏ và vừa.
Được biết, độ dày của chủng loại thép tấm và lá cán nóng Tata Astrum trong khoảng 1,6mm và 16mm và được sản xuất tại 2 nhà máy ở Jamshedpur.
Sản phẩm này sẽ được sử dụng trong các ngành như ô tô, thiết bị làm đất, đường ray, chế tạo máy, xây dựng và công nghiệp cơ khí.
(News Date) Doanh số bán thép mạ kẽm của Hyundai HYSCO (Hàn quốc) đã giảm đáng kể.
Được biết, khối lượng thép mạ kẽm bán trong tháng 5 năm nay là 170.000 tấn nhưng đã giảm từ tháng 6.
Khối lượng thép tấm mạ kẽm bán ra của hãng trong tháng 6 là 150.000 tấn; tháng 7 là 140.000 tấn; tháng 8 là 130.000 tấn và tháng 9 là 120.000 tấn.
Theo phân tích, khối lượng bán ra giảm là do ngành sản xuất ô tô nội địa yếu khiến nhu cầu thép tấm mạ kẽm giảm đáng kể.
(News Date) Hiệp hội Sắt Thép Thổ nhĩ kỳ (DCUD) dự đoán, nhu cầu tiêu thụ thép thanh không định hình của nước này sẽ tăng mạnh do kế hoạch tái thiết bắt đầu thực hiện từ 5/10.
Hệ số vận hành công suất thiết bị của các nhà máy thép Thổ nhĩ kỳ có thể tăng lên mức 78% trong trung hạn.
Trong khi đó, sản lượng thép thô tháng 9 của nước này đạt 3,05 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm nay, sản lượng thép thô của nước này đạt 27,15 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, cũng theo số liệu của DCUD.
Nguồn tin: GCVT