Nhập khẩu quặng nickel của Nhật Bản trong tháng 2/2013 giảm 2,9%
Theo Bộ tài chính Nhật Bản, nhập khẩu quặng nickel của nước này trong tháng 2/2013 đạt tổng cộng 353.809 tấn, giảm 2,9% so với tháng trước đó, nhưng tăng 2,4% so với cùng tháng năm ngoái.
Trong tháng 2/2013, Indonesia là nước xuất khẩu quặng nickel lớn nhất sang Nhật Bản với 173.610 tấn, tăng 2,8%; Philippine là nước thứ hai với 149.018 tấn, tăng 2,5% và New Caledonia là nước thứ ba với 31.181 tấn, tăng nhẹ, tất cả đều so với cùng tháng năm ngoái.
Trong 2 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu quặng nickel của Nhật Bản đạt tổng cộng 718.187 tấn, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tokyo Steel Nhật Bản cắt giảm giá mua thép phế liệu
Theo báo cáo, Tokyo Steel Nhật Bản đã công bố cắt giảm giá thu mua thép phế liệu thêm 500-1.000 yên/tấn tại 5 địa điểm từ ngày ¾.
Sau khi điều chỉnh, giá thu mua thép phế liệu H2 ở mức trung bình 32.500-34.500 yên/tấn.
Trong số đó, giá thu mua thép phế liệu H2 tại nhà máy Okayama ở mức 33.500 yên/tấn, tại nhà máy Kyushu ở mức 33.500 yên/tấn, tại nhà máy Tahara ở mức 34.500 yên/tấn, tại Utsunomiya ở mức 34.000 yên/tấn và tại trung tâm thép Takamatsu ở mức 32.500 yên/tấn.
Xuất khẩu sắt vụn của Nhật Bản trong 2 tháng đầu năm 2013
Xuất khẩu sắt vụn của Nhật Bản trong tháng 2/2013 đạt tổng cọng 836.476 tấn, tăng 13,7% so với tháng trước và tăng 19,25% so với cùng tháng năm ngoái, Bộ tài chính Nhật Bản cho biết.
Trong tháng 2/2013, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu sắt vụn lớn nhất của Nhật Bản với 514.899 tấn, tăng 22,8%; Trung Quốc là thị trường thứ hai với 255.836 tấn, giảm 1,5%, tất cả đều so với cùng tháng năm ngoái.
Trong 2 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu sắt vụn của Nhật Bản đạt tổng cộng 1,6 triệu tấn, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thép Nhật Bản trong tháng 2/2013 tăng 12,6%
Theo Bộ tài chính Nhật Bản, xuất khẩu sản phẩm sắt và thép của nước này trong tháng 2/2013 đạt tổng cộng 3,6 triệu tấn, tăng 12,6% so với cùng tháng năm ngoái, nhưng giảm 0,7% so với tháng trước đó.
Trong tháng 2/2013, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu thép lớn nhất của Nhật Bản với 607.154 tấn, giảm 8,5%, Trung Quốc là thị trường thứ hai với 443.023 tấn, giảm 15,5% và Đài Loan là thị trường thứ ba với 350.061 tấn, tăng 41,5%; tất cả đều so với cùng tháng năm ngoái.
Trong khi đó, nhập khẩu thép của Nhật Bản trong tháng 2/2013 đạt 516.794 tấn, giảm 18,1% so với tháng trước đó và giảm 14,3% so với cùng tháng năm ngoái.
Nhập khẩu thép phế liệu của Nhật Bản trong tháng 2/2013 giảm 36%
Theo thống kê, Nhật Bản đã nhập khẩu khoảng 14.000 tấn thép phế liệu trong tháng 2/2013, giảm 36% so với cùng tháng năm ngoái, nhưng tăng 26,7% so với tháng trước đó.
Trong số đó, 5.400 tấn được nhập khẩu từ Hàn Quốc, tăng 3,5% và 4.200 tấn từ Đài Loan, giảm 17,9%, cả hai đều so với cùng tháng năm ngoái.
Trong 2 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu thép phế liệu của nước này đạt tổng cộng 26.000 tấn, giảm 32,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ước tính rằng, nhập khẩu thép phế liệu của Nhật Bản năm 2013 sẽ đạt 150.000 tấn.
Sản lượng thép của Nhật Bản có thể giảm 4,1% trong quý này
Theo nguồn tin từ Bloomberg, sản lượng thép của Nhật Bản trong quý II/2013 sẽ giảm 4,1%, mức giảm mạnh nhất trong 5 quý, do các nhà máy nội địa chờ đợi kết quả của những nỗ lực kích thích nền kinh tế.
Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản trong một tuyên bố cho biết rằng, sản lượng thép thô của nước này sẽ giảm xuống còn 26,38 triệu tấn trong quý bắt đầu từ ¼ so với 27,5 triệu tấn cùng quý năm trước.
Bộ cho biết rằng, sản lượng thép sẽ giảm 0,9% so với ước tính quý trước đó.
Tuyên bố cho biết rằng, tái xây dựng các khu vực bị tàn phá bởi động đất và sóng thần vào tháng 3/2011 và xuất khẩu cao hơn đã được thúc đẩy bởi sự suy yếu của đồng yên Nhật Bản, thất bại trong việc vượt qua sự sụt giảm nhu cầu nội địa từ các nhà đóng tàu, sản xuất ô tô và các nhà sản xuất khác. Sản lượng thép thô của nước này thay đổi ít, đạt khoảng 107,3 triệu tấn trong năm tài chính kết thúc vào 31/3.
Tiêu thụ thép thông thường từ các khách hàng đóng tàu giảm 24,2% trong quý này do dư cung toàn cầu, mức giảm mạnh nhất trong số các nhà sản xuất.
Các nhà sản xuất ô tô được dự báo cắt giảm sử dụng thép 9,5% so với năm trước đó. Trong khi đó, tiêu thụ thép thông thường được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng sẽ tăng 5,8%, lên 4,92 triệu tấn trong quý hiện tại.
Nguồn tin: Vinanet