Theo giám đốc điều hành Aperam South Americ, nói thị trường thép không gỉ Brazil cũng như Mỹ La tinh có thể vẫn yếu trong tương lai gần.
Ông cho biết thêm, tình hình tiêu thụ thép không gỉ của châu Mỹ La tinh vẫn rất ảm đạm sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 và dự đoán chưa thể phục hồi trước năm 2014.
Theo số liệu thhống kê, nhu cầu thép không gỉ của Mỹ La tinh giảm xuống 340.000 tấn trong năm 2009 từ mức 450.000 tấn năm 2008. Con số này đã lên tới 459.000 tấn trong năm 2010 và 2011.
Tuy nhiên, Brazil- nước tiêu thụ 2/3 khối lượng tiêu thụ của Mỹ La tinh, chỉ tăng 2,7% GDP trong năm 2011, sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ thép không gỉ của thị trường toàn khu vực này.
Xuất khẩu phôi thép dẹt và thỏi đúc của Thổ nhĩ kỳ tháng Tư tổng cộng là 206.930 tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi tăng 179% so với tháng trước, theo số liệu của Turkish Statistical Institute (TUIK).
Cũng trong tháng Tư, giá trị xuất khẩu phôi và thỏi đúc thép của nước này đạt tổng cộng 129,2 triệu USD, tăng 178,5% so với tháng trước đó nhưng giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 4 tháng đầu năm nay, Thổ nhĩ kỳ xuất khẩu 656.147 tấn phôi và thỏi đúc thép, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong thời gian trên, giá trị xuất khẩu của phôi dẹt và thỏi đúc thép đạt 403,2 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá thép phế HMS 80:20 (1&2) của Mỹ chào bán sang Đài loan trong tuần này là 390 USD/tấn C&F; tuy nhiên, giá này dường như không được các nhà sản xuất thép Đài loan chấp nhận do giá chào hàng từ Nhật bản rẻ hơn.
Được biết, Nhật bản báo giá xuất khẩu thép phế H2 sang Đài loan giảm xuống 375 USD/tấn C&F và có thể giảm tiếp xuống 370 USD/tấn C&F.
Các nhà kinh doanh dự báo, các nhà máy thép của Đài loan giữ thái độ chờ đợi và quan sát thị trường khi họ có nhiều lựa chọn vì giá thép phế của Nhật bản chào thấp hơn giá của Mỹ.
Hơn thế nữa, một số nhà luyện thép của Đài loan còn chờ cho giá thép phế của Nhật xuống thấp nữa khi đồng yên mất giá so với đô la Mỹ.
Nguồn tin: GCVT