Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 06/05/2013

Theo số liệu mới nhất của Bộ Tài chính Nhật Bản, trong tháng 3/2013, nước này đã nhập khẩu khoảng 18.800 tấn thép phế liệu, giảm 22,7% so với cùng tháng năm ngoái, và giảm 31,3% so với tháng trước đó.

Trong số đó, 5.480 tấn từ Thái Lan, tăng 16,6%; 546 tấn từ Hàn Quốc, giảm 19,7% và 2.100 tấn từ Mỹ, giảm 55,7%, tất cả đều so với cùng tháng năm ngoái.

Trong quý I/2013, nhập khẩu thép phế liệu của Nhật Bản đạt 44.400 tấn, giảm 28,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong cùng thời gian trên, nhập khẩu thép phế liệu của nước này từ Hàn Quốc đạt 14.700 tấn, giảm 11,8%; từ Đài Loan đạt 9.800 tấn, giảm 31,1% và từ Mỹ đạt 6.800 tấn, giảm 52,3%, tất cả đều so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự báo, nhập khẩu thép phế liệu của Nhật Bản năm 2013 sẽ đạt 180.000 tấn.

(Newsdate) Theo số liệu mới nhất bởi Bộ Tài chính Nhật Bản, nước này đã xuất khẩu khoảng 47.000 tấn thép dầm chữ H trong tháng 3/2013, tăng 69,1% so với tháng trước đó và tăng 32,8% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong 3 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu thép dầm chữ H của nước này đạt tổng cộng 123.000 tấn, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, giá xuất khẩu trung bình thép dầm chữ H ở mức 69.000 yên/tấn, FOB, tăng 3.000 yên/tấn so với quý trước đó và tăng 7.000 yên/tấn so với cùng quý năm ngoái.

Riêng trong tháng 3/2013, xuất khẩu thép dầm chữ H của Nhật Bản sang Hàn Quốc đạt tổng cộng 9.000 tấn, sang Trung Quốc đạt 4.500 tấn và sang Đài Loan đạt 7.900 tấn.

(Newsdate) Theo số liệu mới nhất của Bộ tài chính Nhật Bản, trong tháng 3/2013, nước này đã nhập khẩu khoảng 4,1 triệu tấn thép, tăng 4,7% so với cùng tháng năm ngoái, và tăng 12,2% so với tháng trước đó.

Trong quý I/2013, xuất khẩu sản phẩm thép của nước này đạt tổng cộng 11,4 triệu tấn, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu sản phẩm thép lớn nhất của Nhật Bản với 2 triệu tấn, giảm 4,6%; Trung Quốc là thị trường thứ hai với 1,4 triệu tấn, giảm 5,8% và Đài Loan là thị trường thứ 3 với 1,1 triệu tấn, tăng 42,5%; tất cả đều so với cùng kỳ năm ngoái.

(Newsdate) Theo thống kê, năm 2012, Đức đã xuất khẩu 9,507 triệu tấn thép phế liệu, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm trước đó.

Trong năm 2012, Hà Lan là thị trường nhập khẩu thép phế liệu lớn nhất của Đức với 1,765 triệu tấn, giảm 13,6%; Luxembourg là thị trường thứ hai với 1,265 triệu tấn, giảm 15%; Bỉ là thị trường thứ ba với 1,089 triệu tấn, tăng 11,1%, tất cả đều so với năm 2011.

(Newsdate) Sản lượng thép thô của Tây Ban Nha năm 2012 đạt tổng cộng 13,6 triệu tấn, giảm 12% so với năm 2011.

Theo Liên minh các công ty thép (UNESID), hầu hết tất cả các tháng năm 2012 đều giảm hơn 10%, và duy trì đến tận tháng 12/2012.

Mặt khác, sản lượng thép không gỉ của Tây Ban Nha tăng 4,5%, và giảm 13,1% đối với thép không hợp kim và 10,6% đối với thép hợp kim khác. Đối với các sản phẩm, sản phẩm thép phẳng giảm 21%, trong khi đó sản phẩm thép dài chỉ giảm 8%, chủ yếu nhờ thị trường xuất khẩu.

UNESID cũng cho biết rằng, tiêu thụ thép của Tây Ban Nha năm 2012 giảm 19%.

(Newsdate) Trong quý I/2013, Tập đoàn sản xuất thép MMK Nga đã sản xuất 3,075 triệu tấn thép thô, tăng 3,6% so với quý trước đó.

Trong thời gian trên, sản lượng thép thành phẩm của tập đoàn này đạt tổng cộng 2,844 triệu tấn, tăng 3% so với quý trước đó.

Bên cạnh đó, sản lượng sản phẩm thép giá trị cao của Tập đoàn MMK đạt tổng cộng 1,355 triệu tấn, tăng 11,7% so với quý trước đó, chiếm 48% trong tổng số.

Trong quý I/2013, sản lượng sản phẩm thép dài của Tập đoàn này đạt tổng cộng 455.000 tấn, tăng 12,6%, sản phẩm thép phẳng cán nóng đạt 1,231 triệu tấn, giảm 2,9%, cả hai đều so với quý trước đó.

(Newsdate) Được biết, chính phủ Ấn Độ công bố xem xét điều tra thuế chống bán phá giá thép ống liền mạch nhập khẩu từ Trung Quốc và Italia.

Ấn Độ đã chỉ định điều tra theo luật của WTO và cho phép áp dụng mức thuế tạm thời nếu có mối đe dọa thiệt hại ngành công nghiệp nội địa.

Sản phẩm điều tra bao gồm thép ống liền mạch, thép ống và mặt cắt rỗng của sắt hoặc thép không hợp kim, không bao gồm gang và thép không gỉ, có đường kính bề ngoài lên đến 273,1 mm.

(Newsdate) Theo số liệu mới nhất của Viện thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), trong tháng 3/2013, nước này đã nhập khẩu 33.752 tấn sản phẩm thép phẳng không gỉ, tăng 18,9% so với tháng trước đó và tăng 6,8% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong tháng 3/2013, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm thép phẳng không gỉ của nước này đạt tổng cộng 83,9 triệu USD, tăng 15,1% so với tháng trước đó nhưng giảm 3% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong khi đó, nhập khẩu sản phẩm thép phẳng không gỉ của Thổ Nhĩ Kỳ trong quý I/2013 đạt 91.216 tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm thép phẳng không gỉ của nước này đạt 228,2 triệu USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

(Newsdate) Theo số liệu mới nhất bởi Viện thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), nhập khẩu sản phẩm thép phẳng của nước này trong tháng 3/2013 đạt tổng cộng 567.016 tấn, tăng 60,5% so với 353.269 tấn cùng tháng năm ngoái.

Trong tháng 3/2013, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập khẩu 407.552 tấn thép cuộn cán nóng (HRC), tăng 78% so với cùng tháng năm ngoái. Ukraine là nước xuất khẩu thép HRC lớn nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với 98.484 tấn và Nga là nước thứ hai với 91.858 tấn.

Trong khi đó, nước này đã nhập khẩu 44.595 tấn thép cuộn cán nguội, giảm 12% so với cùng tháng năm ngoái, bao gồm 20.795 tấn từ Nga, 6.758 tấn từ Bỉ và 5.585 tấn từ Ukraine. Nhập khẩu sản phẩm thép mạ của Thổ Nhĩ Kỳ trong riêng tháng 3/2013 đạt tổng cộng 75.473 tấn, tăng 51,5% so với cùng tháng năm ngoái. Trong số đó, 13.777 tấn từ Bỉ; 8.585 tấn từ Pháp và 7.965 tấn từ Hàn Quốc.

Trong quý I/2013, nhập khẩu sản phẩm thép phẳng của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1.526.734 tấn, tăng đáng kể 38,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn tin: GCVT

ĐỌC THÊM