Các nhà sản xuất thép Trung Quốc lo ngại về sự suy giảm giá quặng sắt hiện nay. Giá quặng sắt giảm xuống còn khoảng 104,7 USD/tấn, chạm mức thấp nhất kể từ năm 2012.
Bên cạnh đó, tiêu thụ thép của Trung Quốc không tăng và dự trữ ở mức cao. Hiện tại, các nhà sản xuất thép không vội mua quặng sắt.
Thậm chí tồi tệ hơn là hạn ngạch cho vay của các ngân hàng Trung Quốc sẽ giảm 20% đối với nhà sản xuất thép.
Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, nước này đã nhập khẩu khoảng 61,24 triệu tấn quặng sắt trong tháng 2/2014, thấp hơn 25,59 triệu tấn tháng trước và tăng 8,5% so với cùng tháng năm ngoái.
(Newsdate) Giá thép dầm chữ H của Mỹ tăng, mặc dù giá thép phế liệu giảm.
Nucor Corp. đã thông báo tăng giá thép dầm chữ H thêm 20 USD/tấn vào tuần trước. Ngày thứ hai tới, Gerdau Long Steel North America và Steel Dynamics cũng tăng giá theo.
Nguồn cung thắt chặt và dự trữ ở mức thấp đẩy giá thép dầm chữ H gia tăng.
Tuy nhiên, các khách hàng sẽ không chấp nhận do nhu cầu yếu.
(Newsdate) Tokyo Steel Nhật Bản đã thông báo cắt giảm giá mua thép phế liệu trung bình ở mức 29.000-33.500 yên/tấn.
Trong số đó, giá mua thép phế liệu tại nhà máy Okayama ở mức 32.000 yên/tấn, tại nhà máy Kyushu ở mức 33.500 yên/tấn, tại nhà máy Tahara ở mức 32.000 yên/tấn, tại trung tâm thép Takamatsu ở mức 31.000 yên/tấn.
(Newsdate) Các nhà máy thép không gỉ Nhật Bản bắt đầu đàm phán giá đối với sản phẩm thép cán nguội không gỉ giao tháng 5 với các khách hàng châu Á.
Được biết rằng, hầu hết các nhà sản xuất thép không gỉ Nhật Bản đã nâng giá thêm 50-100 USD/tấn, do giá nickel tăng cao.
Posco Hàn Quốc đã thông báo giữ giá không thay đổi trong tháng 3 và Tisco và Baosteel Stainless Trung Quốc cũng giữ giá ổn định trong tháng 3/2014. Trong bối cảnh này, khách mua hàng vẫn đứng ngoài thị trường.
Do vậy, các nhà sản xuất thép không gỉ châu Á dự kiến sẽ nâng giá thành công nếu giá nickel tiếp tục tăng cao.
(Newsdate) Được biết, giá thép phế liệu H1 trung bình của Mỹ ở mức 361,83 USD/tấn hôm 10/3, giảm 12,34 USD/tấn so với tuần trước đó.
Trong số đó, giá thép phế liệu H1 trung bình tại Pittsburgh ở mức 379,5 USD/tấn, tại Chicago ở mức 377,5 USD/tấn, giảm 12 USD/tấn, và tại Philadelphia ở mức 328,5 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn, tất cả đều so với tuần trước đó.
Trong cùng thời gian trên, giá thép phế liệu H1 trung bình ở mức 289 USD/tấn tại New York, ở mức 239,5 USD/tấn tại Houston và ở mức 279 USD/tấn tại Boston.
(Newsdate) Xuất khẩu thép phế liệu của Mỹ trong tháng 1/2014 đạt 898.000 tấn, chạm mức thấp nhất kể từ năm 2006, do suy giảm xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.
Trong tháng 1/2014, xuất khẩu thép phế liệu của Mỹ sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 151.000 tấn, chạm mức đáy kể từ 9 tháng qua, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm xuống còn 52.000 tấn, cũng chạm mức thấp nhất trong 14 năm qua.
Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu hàng đầu, đạt 213.000 tấn, xuất khẩu sang Đài Loan đạt 198.000 tấn, sang Peru đạt 63.000 tấn và 62.000 tấn được xuất khẩu sang Canada.
(Newsdate) Theo thống kê được đưa ra bởi Hiệp hội thép đặc biệt của Nga Spetsstal, sản lượng thép thô không gỉ của nước này trong năm 2013 đạt 114.200 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước đó.
Trong năm 2013, Mechel là nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất tại Nga. Hai nhà máy sản xuất thép của hãng này là Chelyabinsk và Izhstal đã sản xuất 40.000 tấn, chiếm 35% trong tổng sản lượng của quốc gia này.
Trong khi đó, nhà sản xuất thép đặc biệt Volgograd Nga là nhà sản xuất thép không gỉ lớn thứ hai với 37.700 tấn, chiếm 33% trong tổng sản lượng thép của nước này.
(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Bộ trưởng kinh tế Mexico, xuất khẩu thanh cốt thép của nước này trong năm 2013 đạt 846.213 tấn, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước đó.
Kim ngạch xuất khẩu thanh cốt thép của nước này năm 2013 đạt 569,9 triệu USD FOB, tăng so với 569,9 triệu USD năm 2012.
Trong năm 2013, Mỹ là thị trường nhập khẩu thanh cốt thép lớn nhất của Mexico với 319.716 tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 191,3 triệu USD, FOB, Colombia là thị trường lớn thứ hai với 295.483 tấn và với trị giá đạt 215,9 triệu USD, FOB.
(Newsdate) Theo báo cáo, giá nhập khẩu thép cac bon cuộn cán nóng của Ấn Độ giảm 10 USD/tấn trong tuần này, xuống còn khoảng 550 USD/tấn.
Theo những người tham gia thị trường, dựa vào giá nhập khẩu 545 USD/tấn CFR, cộng thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ, giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng tại thị trường nội địa Ấn Độ ước đạt khoảng 686 USD/tấn.
Tuy nhiên, hiện tại giá thép cuộn cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ ở mức khoảng 702 USD/tấn, điều đó có nghĩa là nguồn nhập khẩu cạnh tranh hơn.
Các nhà nhập khẩu Ấn Độ dự kiến giá thép cuộn cán nóng có thể giảm xuống mức thấp hơn so với mức giá 545 USD/tấn CFR trong ngắn hạn.
(Newsdate) Theo Damstahl có trụ sở tại Đức, sản lượng thép thô không gỉ của châu Âu giảm xuống còn 7,15 triệu tấn trong năm 2013, giảm 4% so với 7,45 triệu tấn cùng kỳ năm trước đó. Trong khi đó, sản lượng thép thô không gỉ hàng năm của Slovenia tăng trong 9 tháng đầu năm 2013, nhưng sản lượng thép thô không gỉ hàng năm của Đức và Thụy Điển giảm so với cùng kỳ năm trước đó.
Dự kiến, nhu cầu thép không gỉ tại châu Âu sẽ tăng 3-4% trong năm nay.
Nguồn tin: GCVT