China Steel Corp. (CSC) Đài Loan đã thông báo nâng giá thép tấm AP thêm 300 NT$/tấn trong tháng 2/2014.
Động thái này sẽ đưa giá cơ sở niêm yết mới lên 17.250 NT$/tấn. CSC cho biết, họ sẽ giảm sản xuất thép tấm AP, có nghĩa là thiếu hụt có thể đẩy giá tăng trong tháng 3.
CSC đã thông báo, họ đã quyết định theo bước các nhà máy thép khác để tăng giá. Hầu hết những người tham gia thị trường dự kiến, CSC sẽ tăng giá mới trong tháng 3/2014.
(Newsdate) China Steel Corp. (CSC) Đài Loan đã quyết định nâng giá sản phẩm thép nội địa trung bình 1,2% trong tháng 3/2014.
Theo đó, công ty sẽ nâng giá đối với thép cuộn cán nóng thêm 450 NT$/tấn và 360 NT$/tấn đối với thép cuộn cán nguội, 500 NT$/tấn đối với EG, và sẽ duy trì giá không thay đổi đối với tất cả các sản phẩm thép khác.
Lý do tăng giá là do giá thép đã tăng tại thị trường châu Âu và Mỹ, bởi triển vọng kinh tế toàn cầu tốt hơn.
CSC cũng cho biết, thị trường thép Trung Quốc vẫn trong một sự điều chỉnh, nhưng tình trạng tồn kho thấp chắc chắn sẽ đẩy nhu cầu tăng sớm.
(Newsdate) Nhu cầu thanh cốt thép của Đài Loan tăng trong tuần này, tiếp theo thông báo giá của Feng Hsin cắt giảm.
Feng Hsin đã thông báo bất ngờ giảm giá thanh cốt thép cơ sở thêm 200 NT$/tấn.
Hiện tại, giá thị trường thanh cốt thép đang ở mức khoảng 17.000-17.200 NT$/tấn. Được biết, hai trong số các nhà sản xuất thanh cốt thép phía nam Đài Loan đã nhận được đơn đặt hàng hơn 10.000 tấn trong tuần này.
Một trong những nhà máy tích trữ hàng phía nam Đài Loan có kế hoạch mua 10.000 tấn từ 2 nhà máy thanh cốt thép, nhưng các nhà máy thép đã từ chối.
(Newsdate) Theo thống kê được đưa ra từ Viện then cài công nghiệp Đài Loan, xuất khẩu đinh ốc của Đài Loan năm 2013 đạt mức cao kỷ lục 1,4594 triệu tấn, tăng 5,78% so với cùng kỳ năm trước đó.
Xuất khẩu đinh ốc của Đài Loan đạt trên 1,4 triệu tấn vào năm 2004 và 2011. Ba thị trường xuất khẩu sản phẩm đinh ốc hàng đầu của Đài Loan trong năm 2013 là Mỹ, Đức và Nhật Bản. Trong số đó, xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 17,13% so với cùng kỳ năm trước đó.
Mặt khác, xuất khẩu đinh ốc của Đài Loan sang Italia, Tây Ban Nha và Nga cũng tăng so với cùng kỳ năm trước đó.
(Newsdate) Các nhà sản xuất đinh ốc của Đài Loan đã đưa ra doanh thu bán hàng trong tháng 12/2013, nhờ tình hình kinh tế Mỹ, châu Âu và Nga được cải thiện.
Được biết, Chun Yu, nhà sản xuất thép cuộn và then cài lớn cho biết, thu nhập trong tháng 12/2013 đạt 842 triệu NT$, tăng 28,43% so với tháng trước đó. Công ty cũng dự kiến sẽ nhận được nhiều đơn đặt hàng vào tháng 1 và tháng 2/2014. Tysoons Group cũng cho biết, công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng vào cuối tháng 12/2013. Khối lượng xuất khẩu thép cuộn của công ty tăng lên 7.000-8.000 tấn trong tháng 12/2013.
Đồng thời, OFCO Industrial Corp. cũng thông báo thu nhập của công ty trong tháng 12/2013 đạt 64,53 triệu NT$, tăng 30,47% so với tháng trước đó.
(Newsdate) Các nhà sản xuất thép Hyundai Steel và Dongkuk Steel Hàn Quốc có kế hoạch nâng giá bán thép dầm chữ H thêm 20.000-30.000 KRW/tấn vào cuối tháng 1/2014, để đáp ứng chi phí đầu vào tăng cao.
Thực tế, hai nhà sản xuất thép đã từng thông báo tăng giá bán thép dầm chữ H vào tháng 12/2013 nhưng họ đã thất bại.
Nguồn tin công nghiệp cho biết, việc tăng giá là điều bất lợi cho người mua, do vào mùa chậm chạp và tồn kho thị trường ở mức cao.
Trong khi đó, các nhà sản xuất thép Trung Quốc cung cấp nguyên liệu giá rẻ tại thị trường Hàn Quốc, khiến giá thép dầm chữ H suy giảm tại thị trường Hàn Quốc.
Theo thống kê, nhập khẩu thép dầm chữ H của Hàn Quốc đạt 639.000 tấn trong 11 tháng đầu năm 2013. Trong số đó, 561.000 tấn được nhập khẩu từ Trung Quốc, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước đó.
(Newsdate) Ngành công nghiệp thép toàn cầu đang tăng trưởng trong kinh doanh, tờ Financial Times cho biết.
Châu Âu sẽ dẫn đầu về sự phục hồi thép toàn cầu. Các quốc gia còn lại trên thế giới cũng sẽ góp phần vào sự phát triển của ngành thép, mặc dù ngành công nghiệp thép Trung Quốc đang chậm lại.
Ấn Độ, vùng Vịnh, Mỹ la tinh và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ dự kiến sẽ tăng năng lực sản xuất thép mới.
Sự gia tăng sản lượng thép châu Âu sẽ cho ArcelorMittal và ThyssenKrupp có cơ hội kinh doanh tốt, mà đã phải hứng chịu nhu cầu suy giảm từ xây dựng và ngành công nghiệp ô tô.
(Newsdate) Giá thép phế liệu H1 của Mỹ trung bình ở mức 398,5 USD/tấn hôm 13/1, tăng 13,33 USD/tấn so với tuần trước đó.
Trong số đó, giá thép phế liệu H1 trung bình tại Pittsburgh ở mức 404,5 USD/tấn, tăng 20 USD/tấn, tại Chicago ở mức 419,5 USD/tấn, tăng 20 USD/tấn và tại Philadelphia ở mức 371,5 USD/tấn, không thay đổi, tất cả đều so với mức giá tuần trước đó.
Trong cùng thời gian trên, giá thép phế liệu H1 trung bình ở mức 319,17 USD/tấn tại New York, Houston và Boston, tăng 5 USD/tấn so với tuần trước đó.
(Newsdate) Nigeria đang đưa ra mục tiêu tăng sản lượng thép lên 3 triệu tấn vào năm 2015.
Nước này cũng đặt mục tiêu sản lượng thép đạt 12 triệu tấn vào năm 2020.
Trong khi đó, hiện tại ngành thép đóng góp 0,4% vào tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này, và dự kiến sẽ tăng lên 5% vào năm 2015 và 10% vào năm 2020.
Nguồn tin: GCVT