Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 19/1/2014

Theo báo cáo, giá thanh cốt thép kỳ hạn tăng tại Sở giao dịch Thượng Hải (SHFE), do dự kiến sản lượng từ các nhà máy thép Trung Quốc suy giảm.

 Giá thanh cốt thép giao kỳ hạn tháng 5 tăng lên khoảng 3.486 NDT/tấn. Được biết rằng, sản lượng thép thô trung bình ngày của Trung Quốc giảm 2,7%, xuống còn 1,96 triệu tấn trong 10 ngày cuối của tháng 12 so với 10 ngày trước đó.

Một số người tham gia thị trường cho biết, giá thanh cốt thép sẽ vẫn duy trì ổn định, do sản lượng giảm.

(Newsdate) Theo báo cáo, hoạt động giao dịch thép tấm AP sôi động tại thị trường nội địa Đài Loan, mặc dù China Steel Corp. (CSC) tăng giá.

CSC đã thông báo nâng giá thép tấm AP thêm 300 NT$/tấn trong tháng 2 và hầu hết các nhà phân phối đã bắt đầu đặt mua.

Một số nhà phân phối cho biết, họ đã bán hết thép tấm AP được phân bổ. Hiện tại, giá nhập khẩu thép tấm tại Đài Loan giao dịch ở mức khoảng 18.000-18.300 NT$/tấn, thấp hơn giá thép tấm mới của CSC một chút. Tuy nhiên, các khách hàng thích mua từ CSC.

(Newsdate) Giá thép phế liệu H2 trung bình của Nhật Bản tại Kanto, khu vực trung tâm và khu vực Kansai ở mức 35.414 yên/tấn trong tuần thứ hai của tháng 1/2014, giảm 1.007 yên/tấn so với tuần trước đó.

Ngoài ra, giá thép phế liệu H2 trung bình giảm 4 tuần liên tiếp.


Trong số đó, giá thép phế liệu H2 trung bình tại khu vực Kanto ở mức 35.333 yên/tấn, giảm 1.084 yên/tấn, tại khu vực Central ở mức 33.220 yên/tấn, giảm 1.000 yên/tấn và tại khu vực Kansai ở mức 37.688 yên/tấn, giảm 937 yên/tấn, tất cả đều so với giá tuần trước đó.

(Newsdate) Dự kiến nhu cầu thép Nhật Bản trong ngành xây dựng sẽ vẫn duy trì mạnh, với dự đoán gia tăng 8,5% trong tháng 2/2014 so với cùng tháng năm trước đó.

Nhu cầu đối với thép xây dựng dự kiến đạt khoảng 2 triệu tấn trong tháng 2, đây sẽ là cơ hội để các nhà phân phối tăng giá.

Nhu cầu của Nhật Bản tăng do hoạt động tái thiết trong khu vực động đất bị phá hủy nặng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn Tokyo là chủ nhà của Thế vận hội Olympic 2020 cũng làm nhu cầu thép tăng đột biến.

(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Viện thép Brazil (IABr), sản lượng thép thô của nước này trong năm 2013 đạt 34,2 triệu tấn, giảm nhẹ so với năm trước đó.

Trong năm 2013, sản lượng thép thành phẩm của nước này đạt 26,3 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2012, nhập khẩu thép đạt 22,8 triệu tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước đó.

 Trong khi đó, xuất khẩu đạt 8,1 triệu tấn, giảm 17,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,6 tỉ USD, FOB, giảm 20,7%, cả hai đều so với con số năm 2012. Ngoài ra, nhập khẩu của nước này giảm 2,2% với với cùng kỳ năm trước đó, xuống còn 3,7 triệu tấn năm 2013.

Số liệu cũng cho thấy, tiêu thụ thép của Brazil tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước đó, lên 26,4 triệu tấn năm 2013.

(Newsdate) Các nhà cung cấp thép phế liệu tại Mỹ đã giảm giá đối với container thép phế liệu 80:20 từ 368 USD/tấn trong đầu tuần này, xuống còn 360-363 USD/tấn, để đáp ứng điều kiện thị trường Đài Loan.

Giá thanh cốt thép và thép phế liệu của Đài Loan suy giảm. Một số nhà máy thép Đài Loan đã xác nhận hợp đồng với các nhà cung cấp tại Mỹ.

Được biết, một số thỏa thuận giá đang được thanh toán dưới mức giá 360 USD/tấn. Các nhà máy thép Đài Loan đang tìm kiếm mức giá thấp hơn.

 (Newsdate) SSBA Mỹ đã thông báo nâng giá thép tấm dày thêm 30 USD/tấn, có hiệu lực ngay lập tức. Nucor cũng sẽ sớm theo đà tăng.

SSAB và Nucor đã thành công nâng giá thép tấm dày với mức tăng tổng cộng 130 USD/tấn, do chi phí nguyên liệu gia tăng.

(Newsdate) Xuất khẩu quặng sắt của Ấn Độ giảm 5 năm liên tiếp, giảm xuống còn 14,1 triệu tấn năm 2013 so với 29,7 triệu tấn năm 2012.

Lý do chính của sự suy giảm là do lệnh cấm xuất khẩu đối với nhà khai thác quặng sắt Goa.

Ấn Độ hiện tại là nhà xuất khẩu lớn thứ 10 và là nhà xuất khẩu quặng sắt lớn thứ 3, chỉ sau Australia và Brazil. Tuy nhiên, xuất khẩu quặng sắt sang Trung Quốc giảm xuống còn 11,98 triệu tấn năm 2013, so với 27,22 triệu tấn năm 2012.

Trung Quốc là nhà tiêu thụ quặng sắt lớn nhất, chiếm gần 80-90% tổng lượng quặng sắt thế giới.

(Newsdate) Nga đã xuất khẩu khoảng 2,35 triệu tấn quặng sắt trong tháng 11/2013, tăng 12,8% so với cùng tháng năm trước đó.

Trong 11 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu quặng sắt của nước này đạt 23,1 triệu tấn, tăng 0,2% hoặc 49.000 tấn so với cùng kỳ năm trước đó.

Trong cùng thời gian trên, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 54% trong tổng xuất khẩu, với 12,4 triệu tấn. Xuất khẩu quặng sắt của Brazil sang Ukraine đạt 3,23 triệu tấn, chiếm 14% trong tổng xuất khẩu.

Nguồn tin: GCVT

ĐỌC THÊM