Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2015 giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn khoảng 410 triệu tấn.
Sự suy giảm sản xuất thép ảnh hưởng đến nhu cầu quặng sắt. Sự suy thoái trong ngành xây dựng và bất động sản, khiến nhu cầu thép thậm chí tồi tệ hơn.
Lượng đất được mua để phát triển bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2015 giảm 34%. Có khoảng 35% trong tổng nhu cầu thép của Trung Quốc từ lĩnh vực nhà ở và xây dựng.
(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Hiệp hội sắt và thép Trung Quốc (CISA), sản lượng thép thô hàng ngày của nước này trung bình đạt 2,298 triệu tấn trong tháng 6, tăng 1,85% so với tháng trước đó.
Sản lượng thép ngày tại nước sản xuất và tiêu thụ hàng đầu thế giới trong tháng 6 cũng đạt mức cao mới.
Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 6 đạt 68,95 triệu tấn, giảm 0,8% so với cùng tháng năm ngoái. Trong 6 tháng đầu năm 2015, sản lượng thép thô đạt 409 triệu tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
(Newsdate) Nhà sản xuất thép Hyundai Steel Hàn Quốc đã thông báo giữ giá phiếu thanh cốt thép nội địa không thay đổi trong quý III/2015.
Sau khi điều chỉnh, giá mới của công ty đối với thanh cốt thép loại SD400 với đường kính 10mm sẽ ở mức 60.000 won/tấn.
Được biết công ty dự kiến sẽ nâng giá thanh cốt thép do nhu cầu tăng cao và chi phí điện tăng. Tuy nhiên do giá thép phế liệu giảm nên giá bán giữ nguyên.
(Newsdate) Các nhà máy thép không gỉ của Nhật Bản tại khu vực Kanto đã thông báo sẽ cắt giảm giá mua thép phế liệu không gỉ thêm 1.000-2.000 yên/tấn vào giữa tháng 7 so với mức giá trước đó.
Giá mua thép phế liệu không gỉ chứa nickel sẽ ở mức khoảng 137.000-146.000 yên/tấn.
Dự kiến, giá mua thép phế liệu không gỉ của Nhật Bản sẽ được điều chỉnh, do một số nhà máy thép chấp nhận chờ đợi, do nhu cầu thấp.
(Newsdate) Theo Bộ đất đai, cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải Nhật Bản (MLIT) dự kiến, nhu cầu thép của nước này trong ngành công nghiệp xây dựng sẽ hồi phục trong tháng 8, do một số nhà máy thanh cốt thép nối lại hoạt động.
Nhu cầu thép thương phẩm dự kiến sẽ ở mức khoảng 360.000 tấn, tăng 2,6% so với cùng tháng năm ngoái, trong khi nhu cầu thép thanh nhỏ sẽ ở mức khoảng 640.000 tấn, giảm 1,1%.
Dự kiến, một số nhà máy thép cũng sẽ nâng giá.
(Newsdate) Theo thống kê được đưa ra bởi Bộ tài chính Nhật Bản, ngành công nghiệp thép của nước này đã mua 2,06 triệu tấn thép phế liệu trong tháng 4, giảm 12,3% so với cùng tháng năm ngoái.
Trong số đó, 1,926 triệu tấn là thép phế liệu cac bon, giảm 12,6%; 98.000 tấn là thép phế liệu hợp kim, giảm 5,4% và 42.000 tấn là phế liệu gang, giảm 15,7%, tất cả đều so với cùng tháng năm ngoái.
Trong khi đó, tiêu thụ thép phế liệu của ngành công nghiệp thép trong tháng 4 đạt 2,761 triệu tấn, giảm 11,8% so với cùng tháng năm ngoái.
Trong số đó, tiêu thụ thép phế liệu cac bon của LD đạt 600.000 tấn, giảm 31,4%, thép phế liệu hợp kim đạt 34.000 tấn, giảm 8,3% và phế liệu gang đạt 25.000 tấn, giảm 17,6%, tất cả đều so với cùng tháng năm ngoái.
(Newsdate) Trong tháng 4, Nhật Bản đã sản xuất 204.655 tấn sản phẩm thép không gỉ, giảm 17,7% và giảm 22% so với tháng trước đó và so với cùng tháng năm ngoái theo thứ tự lần lượt, thống kê từ Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp (METI) cho biết.
Trong số đó, sản lượng thép không gỉ crom và nickel của nước này đạt 100.563 tấn và 104.203 tấn, giảm 15,2% và 17,7% so với tháng trước đó.
Dự trữ thép không gỉ tại các nhà máy thép Nhật Bản đạt 109.678 tấn tính đến cuối tháng 4, giảm 5,8% so với tháng 3.
(Newsdate) Theo thống kê, Brazil đã xuất khẩu 23.325 tấn hợp kim ferro trong tháng 6, giảm nhẹ 1% so với tháng trước đó.
55%) đạt 4.062 tấn, silic – mangan đạt 432 tấn, ferro-crom có hàm lượng cac bon cao chỉ đạt 1 tấn.
Xuất khẩu ferro-nickel của nước này đạt 12.068 tấn, tăng 25% và ferro-crom có hàm lượng cac bon thấp đạt 50 tấn.
(Newsdate) Viện thép Brazil ước tính rằng, sản lượng thép thô của nước này sẽ đạt 32,8 triệu tấn trong năm 2015, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Viện này cũng ước tính rằng, tiêu thụ thép của Brazil sẽ đạt 22,3 triệu tấn, giảm 12,8% so với năm 2014 và doanh số bán sản phẩm thép sẽ giảm 15,6% xuống còn 18,3 triệu tấn.
Lý do chính đối với dự đoán tiêu cực là sự suy giảm trong lĩnh vực ô tô, xây dựng và máy móc thiết bị của Brazil, chiếm khoảng 80% trong tổng tiêu thụ của Brazil.
(Newsdate) Trong tháng 5/2015, Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất khẩu 461.242 tấn thanh cốt thép, giảm 28,2% so với tháng trước đó và giảm 34,5% so với cùng tháng năm ngoái, thống kê được đưa ra bởi Viện thống kê Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Trong tháng 5/2015, kim ngạch xuất khẩu thanh cốt thép của nước này đạt 225 triệu USD, giảm 28,4% so với tháng trước đó và giảm 49,2% so với cùng tháng năm ngoái.
UAE là thị trường nhập khẩu thanh cốt thép lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, với 583.316 tấn, Mỹ là thị trường thứ hai với 515.081 tấn và I rắc là thị trường thứ ba với 353.058 tấn.
Trong 5 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thanh cốt thép của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 3,12 triệu tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong cùng thời gian trên, kim ngạch xuất khẩu thanh cốt thép của nwocs này đạt 1,44 tỉ USD, giảm 24,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn tin: GCVT