Ngày 15/7/2012, Uỷ ban Thương mại Quốc tế của Mỹ (ITC) thông báo quyết định cuối cùng khẳng định việc bán phá giá thép cây không gỉ có xuất xứ từ các nước Brazil, Ấn độ, Nhật bản và Tây ban nha, và tiếp tục có những biện pháp liên quan đến sản phẩm này.
Bộ Thương mại Hoa kỳ (DOC) khởi sự điều tra từ 7/1/1994, đưa ra quyết định cuối cùng vào ngày 28/12/1994 và quyết định cho cả 3 vụ kiện bán phá giá vào ngày 1/12/2011.
Mã số hải quan của các sản phẩm bị áp thuế là 7222.10.0005, 7222.10.0050, 7222.20.0005, 7222.20.0045, 7222.20.0075, 7222.30.0000.
Theo báo cáo, các nhà máy thép lò thổi của Nhật bản bắt đầu đàm phán giá thép dây giao tháng Tám và tháng Chín với các khách hàng châu Á.
Được biết, các nhà máy thép lò thổi này đang tìm cách tăng giá thép do nhu cầu mạnh lên từ ngành sản xuất ô tô. Tuy nhiên, tăng giá sẽ không làm hài lòng người mua khi giá thép dây đang rơi trên thị trường châu Á.
Theo số liệu thống kê, sản lượng ô tô của Thái lan trong tháng Năm là 203.000 chiếc, tăng thực tế khoảng 105,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, xuất khẩu thép dây của Nhật bản sang Indonesia tăng 26,4% so với tháng trước, đạt 52.000 tấn.
Nhập khẩu thép phế của Thái lan trong tháng Năm là 117.000 tấn, giảm 59,9% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 56,6% so với tháng trước và là mức thấp nhất trong năm nay.
Trong tháng Năm, Mỹ là nước xuất khẩu thép phế nhiều nhất sang Thái lan với 54.000 tấn, giảm 60,4%; Cambodia đứng thứ hai với 7.800 tấn, giảm 26,6%, tất cả so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 5 tháng đầu năm nay, Thái lan nhập 271.000 tấn thép phế từ Mỹ, giảm 35,9%; nhập 85.000 tấn từ Australia, giảm gần 1,2% và nhập 72.000 tấn từ Hồng công, tăng 216,1%, tất cả so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn tin: GCVT