Taigang Stainless, nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất tại Trung Quốc đã đưa ra niêm yết giá trong tháng 9.
Hãng đã quyết định nâng giá đối với sản phẩm thép cán nóng và cán nguội không gỉ loại 304 thêm 1.500 NDT/tấn và 1.200 NDT/tấn theo thứ tự lần lượt trong tháng 9.
Sau khi điều chỉnh, giá xuất xưởng đối với thép cuộn/tấm cán nguội loại 304 độ dày 2,0 mm ở mức 17.600 NDT/tấn; thép cuộn/tấm cán nóng loại 304, độ dày 3,0mm-12,0 mm ở mức 16.800 NDT/tấn.
Trong khi đó, Taigang Stainless đã giữ niêm yết giá đối với thép không gỉ loại 430 không thay đổi trong tháng 9.
(Newsdate) Theo báo cáo, tiêu thụ kẽm tinh chế của Trung Quốc sẽ tăng trong những tháng còn lại của năm 2013, được kích thích bởi kế hoạch của Bắc Kinh sẽ tăng đầu tư vào đường sắt cũng như nhu cầu theo mùa.
Tăng trưởng nhu cầu nội địa Trung Quốc đối với kẽm đã chậm lại trong năm nay do kinh tế nước này suy thoái và nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn thị trường bất động sản phát triển nóng.
Giá kẽm giao ngay của Trung Quốc sẽ ở dưới mức cao của năm 2010 và 2011 nhưng cao hơn so với giá quốc tế, điều này dẫn đến nhập khẩu tăng cao.
Chính phủ Trung Quốc dự tính đẩy mạnh đầu tư vào đường sắt lên 343 tỉ NDT trong nửa cuối năm nay, đầu tư vào đường sắt trong nửa đầu năm nay là 187 tỉ NDT.
Thép mạ kẽm chiếm gần ½ tiêu thụ kẽm của Trung Quốc, được sử dụng rộng rãi trong các dự án như trụ điện và đường sắt.
Sản xuất thép tấm mạ kẽm của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2013 tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
(Newsdate) Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu sản phẩm thép phẳng không gỉ của nước này trong tháng 7 đạt 179.752 tấn, tăng 6,3% so với tháng trước đó.
Trong tháng 7, xuất khẩu thép phẳng không gỉ của nước này sang Đài Loan đạt 65.236 tấn, tăng 25,6% so với tháng 6.
Nguồn tin công nghiệp chỉ ra rằng, xuất khẩu sang Đài Loan tăng do khu vực này dự kiến bắt đầu thuế chống bán phá giá đối với thép cán nguội không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc vào Đài Loan.
(Newsdate) Giá thép phế liệu H2 trung bình của Nhật Bản tại Kanto, khu vực trung tâm và khu vực Kansai ở mức 30.687 yên/tấn trong tuần thứ 3 của tháng 8, tăng 416 yên/tấn so với tuần trước đó.
Ngoài ra, giá thép phế liệu H2 trung bình của nước này đã tăng 3 tuần liên tiếp.
Trong số đó, giá thép phế liệu H2 trung bình tại Kanto ở mức 32.667 yên/tấn, tăng 800 yên/tấn, tại khu vực trung tâm ở mức 28.020 yên/tấn, tăng 200 yên/tấn và tại Kansai ở mức 31.375 yên/tấn, tăng 250 yên/tấn, tất cả đều so với giá tuần trước đó.
(Newsdate) Tokyo Steel Nhật Bản đã thông báo nâng giá mua thép phế liệu thêm 1.000 yên/tấn tại 5 nhà máy từ ngày 23/8.
Sau khi điều chỉnh, giá thép phế liệu H2 trung bình ở mức 32.000-34.000 yên/tấn.
Trong số đó, giá mua thép phế liệu H2 tại nhà máy Okayama ở mức 33.000 yên/tấn, tại nhà máy Kyushu ở mức 33.000 yên/tấn, tại nhà máy Tahara ở mức 33.000 yên/tấn, tại nhà máy Utsunomiya ở mức 34.000 yên/tấn và tại trung tâm thép Takamatsu ở mức 32.000 yên/tấn.
(Newsdate) Theo báo cáo, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới - Toyota - đã thông báo cho các nhà cung cấp một kế hoạch nâng giá 12% đối với thép cán nóng thêm 8.000 yên/tấn, lên 74.500 yên/tấn trong nửa cuối năm tài chính 2013/14.
Trong tháng 7, nhà sản xuất thép Nippon Steel & Sumitomo Metal Corp. Nhật Bản đã đạt một thỏa thuận với Toyota để nâng giá thêm 10.000 yên/tấn.
Toyota đã mua thép với khối lượng lớn và bán lại cho các nhà sản xuất phụ tùng ô tô để sản xuất, nhằm tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
(Newsdate) Số liệu mới nhất được đưa ra bởi Bộ tài chính Nhật Bản cho thấy, xuất khẩu thép tấm và cuộn cán nguội của nước này trong tháng 6 đạt tổng cộng 259.059 tấn, giảm 15,4% so với tháng trước đó và giảm 1,9% so với cùng tháng năm ngoái, .
Trong nửa đầu năm 2013, xuất khẩu thép tấm và cuộn cán nguội của nước này đạt 1,7 triệu tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong cùng thời gian trên, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thép cán nguội lớn nhất của Nhật Bản với 507.868 tấn, giảm 5,9%; Thái Lan là thị trường thứ hai với 255.339 tấn, tăng 29,6% và Indonesia là thị trường thứ 3 với 202.085 tấn, giảm 2,6%, tất cả đều so với cùng kỳ năm ngoái.
(Newsdate) Nhà sản xuất thép Brazil - Companhia Siderurgica Nacional (CSN) – vừa thông báo sẽ tăng giá đối với các nhà phân phối thép từ 23/8.
Theo đó, công ty sẽ điều chỉnh giá thép cuộn cán nóng tăng thêm 6,75%, trong khi giá thép cuộn cán nguội sẽ tăng 5,5% và thép cuộn mạ kẽm thêm 6,5%.
Điều chỉnh mức giá này là một động thái của CSN, sau khi đối thủ Usiminas và ArcelorMittal quyết định tăng giá từ tuần trước đó (thứ Hai, 19/8).
Bên cạnh đó, giá thép được điều chỉnh tăng trong bối cảnh sự mất giá của đồng real so với đồng đô la Mỹ, làm cho nhập khẩu khó khăn và tạo điều kiện cho xuất khẩu.
(Newsdate) Dự trữ thép phẳng của Brazil trong tháng 7 tăng 17,4% so với cùng tháng năm ngoái. Nếu so với tháng 6, dự trữ tăng 2,4%, lên 1,131 triệu tấn.
Theo Viện phân phối thép quốc gia Brazil (INDA), sự gia tăng hàng tồn kho là do các nhà phân phối gia tăng hoạt động mua thép phẳng thêm 25% trong tháng 7, trước khi các nhà sản xuất thép thông báo giá mới tăng vào đầu tháng 8.
Mặt khác, mặc dù sự mất giá của đồng real Brazil so với đồng đô la Mỹ, nhưng nhập khẩu thép trong tháng 7 tăng 31,6% so với cùng tháng năm ngoái và tăng 109,4% so với tháng 6.
Tuy nhiên, nhập khẩu hàng năm đến nay đã giảm 20%, nếu so với cùng tháng năm ngoái, khoảng 806.200 tấn.
(Newsdate) Theo Hiệp hội thép Mỹ La tinh (Alacero), tiêu thụ sản phẩm thép thành phẩm tại Mỹ la tinh và Caribê trong nửa đầu năm 2013 đạt 33,1 triệu tấn, không thay đổi so với cùng thời kỳ này năm ngoái.
Trong nửa đầu năm 2013, sản xuất thép thành phẩm của khu vực này đạt tổng cộng 27,7 triệu tấn, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
(Newsdate) Xuất khẩu gang của Ukraine trong nửa đầu năm 2013 đạt 1,030 triệu tấn, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 6/2013, Ukraine đã xuất khẩu 207.500 tấn gang, tăng 19,8% so với tháng trước.
Trong khi đó, nhập khẩu gang của nước này đạt 5.600 tấn, giảm 67,4% so với cùng tháng năm ngoái.
Nguồn tin: GCVT