China Steel Corp. (CSC) Đài Loan thông báo giá thép nội địa mới trong tháng 7 và tháng 8.
CSC sẽ giữ giá thép tấm không thay đổi. Mặt khác, công ty sẽ cắt giảm giá đối với thép cuộn cán nóng thêm 479 NTD/tấn, 363 NTD/tấn đối với thép cuộn cán nguội, 536 NTD/tấn đối với thép EGI và 53 NTD/tấn đối với HGI.
Công ty cắt giảm giá thép nội địa trung bình 1,64% so với tháng 6.
(Newsdate) China Steel Corp. (CSC), một trong những nhà sản xuất sản phẩm thép phẳng cac bon lớn tại Đài Loan đã thông báo, giá mới đối với các lô hàng giao tháng 7 và tháng 8.
CSC quyết định giữ giá thép tấm không thay đổi. Giá thép tấm, hợp đồng benchmark của công ty sẽ ở mức khoảng 21.400 NTD/tấn và giá thép SS400/A36 sẽ ở mức 20.500 NTD/tấn.
Giá thép tấm đóng tàu phổ biến ở mức 21.750 NTD/tấn. Hiện tại, nhu cầu đối với thép tấm duy trì vững là lý do chính để quyết định.
(Newsdate) Chung Hung Steel (CHS), một trong những nhà máy sản xuất thép tái cán phẳng cac bon và nhà sản xuất thép ống hàn cac bon lớn tại Đài Loan, đã thông báo giá mới trong tháng 6.
Theo thông báo, CHS đã quyết định giữ giá thép mạ kẽm không thay đổi thị trường nội địa. Tuy nhiên, công ty sẽ cắt giảm giá thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội thêm 200 NTD/tấn. Đối với thị trường xuất khẩu, CHS cho biết, giá thép cuộn cán nóng và sản phẩm thép mạ kẽm sẽ không thay đổi, và giá thép cuộn cán nguội sẽ giảm 10 USD/tấn.
Giá cơ sở thép cuộn cán nóng của CHS sẽ ở mức khoảng 18.700-18.800 NTD/tấn và 21.700-21.900 NTD/tấn đối với thép cuộn cán nguội.
(Newsdate) Các nhà sản xuất thép ống Đài Loan sẽ điều chỉnh giá trong tháng 6, sau khi Chung Hung Steel (CHS), một trong những nhà cung cấp nguyên liệu chủ yếu tại Đài Loan đã đưa ra chính sách giá trong tháng 7.
CHS đã quyết định cắt giảm giá thép cuộn cán nóng thêm 200 NTD/tấn. China Steel Corp. (CSC) Đài Loan cũng cắt giảm giá đối với thép cuộn cán nóng thêm 479 NTD/tấn.
Theo đó, dự báo rằng, các nhà sản xuất thép ống Đài Loan có thể cắt giảm gái thép thêm khoảng 200-500 NTD/tấn trong tháng 7.
(Newsdate) Bị ảnh hưởng bởi giá thép phế liệu tăng và chi phí điện tăng cao hơn, Feng Hsin Iron & Steel, một trong những nhà sản xuất sản phẩm thép dài lớn tại Đài Loan có thể nâng giá thanh cốt thép trong tuần tới.
Theo đó, các nhà sản xuất thanh cốt thép tại nam Đài Loan có thể sẽ tiếp bước Feng Hsin nâng giá thanh cốt thép.
Một số trong số họ đã thông báo tăng giá thanh cốt t hép thêm 200 NTD/tấn trong tuần tới.
Sau khi điều chỉnh, giá thanh cốt thép ở mức 17.300-17.100 NTD/tấn tại thị trường Đài Loan.
(Newsdate) Theo số liệu, nhập khẩu thép phế liệu của Trung Quốc trong tháng 4/2014 đạt 227.000 tấn, giảm 59,4% so với cùng tháng năm ngoái và giảm 8,4% so với tháng trước đó.
Trong tháng 4/2014, Nhật Bản là nước xuất khẩu thép phế liệu lớn nhất sang Trung Quốc với 204.000 tấn, giảm 30,1%, Mỹ là thị trường lớn thứ hai với 8.000 tấn, giảm 95,7%, Hàn Quốc là thị trường thứ ba với 5.000 tấn, giảm 41,1%, tất cả đều so với cùng tháng năm ngoái.
Trong 4 tháng đầu năm 2014, nhập khẩu thép phế liệu của Trung Quốc đạt 788.000 tấn, giảm 57% so với cùng kỳ năm ngoái.
(Newsdate) Giá thép phế liệu H2 trung bình của Nhật Bản tại Kanto, khu vực trung tâm và khu vực Kansai ở mức 30.561 yên/tấn trong tuần thứ 3 của tháng 5, giảm 76 yên/tấn so với tuần trước đó.
Trong số đó, giá thép phế liệu H2 trung bình tại khu vực Kanto ở mức 31.167 yên/tấn, không thay đổi, tại khu vực trung tâm ở mức 28.640 yên/tấn, giảm 20 yên/tấn, và tại khu vực Kansai ở mức 31.875 yên/tấn, giảm 250 yên/tấn, tất cả đều so với tuần trước đó.
(Newsdate) Theo thống kê, xuất khẩu thép tấm dày trung bình của Nhật Bản trong tháng 3/2014 đạt 245.872 tấn, giảm 30,3% so với cùng tháng năm ngoái.
Giá xuất khẩu thép tấm dày trung bình đạt 690,3 USD/tấn, tăng 6,3% so với cùng tháng năm ngoái.
Trong khi đó, xuất khẩu thép tấm dày trung bình của nước này sang Hàn Quốc đạt 98.079 tấn, tăng 13,1% so với cùng tháng năm ngoái. Giá xuất khẩu trung bình đạt 705,9 USD/tấn. Xuất khẩu thép tấm dày trung bình sang Trung Quốc trong tháng 4/2014 đạt 64.325 tấn, tăng 15,5% so với cùng tháng năm ngoái.
(Newsdate) Xuất khẩu quặng sắt Ấn Độ giảm trong 5 năm liên tiếp, giảm 47,2%, xuống còn 15,59 triệu tấn năm 2013, từ mức 29,52 triệu tấn năm 2012, Bộ thương mại và công nghiệp Ấn Độ cho biết.
Lý do chính đối với sự suy giảm là do lệnh cấm xuất khẩu đối với khai thác quặng sắt Goa.
Ấn Độ là nước xuất khẩu quặng sắt lớn thứ ba sang Trung Quốc, chỉ sau Australia và Brazil.
Tuy nhiên, xuất khẩu quặng sắt sang Trung Quốc giảm xuống còn 12,64 triệu tấn năm 2013, giảm 53,4% so với năm 2012.
Trung Quốc là nước tiêu thụ quặng sắt lớn nhất, chiếm gần 81% trong tổng xuất khẩu của Ấn Độ.
(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Viện thép Mỹ La tinh (Alacero), xuất khẩu thép của Trung Quốc sang Mỹ La tinh trong quý I/2014 đạt 1,86 triệu tấn, tăng 95% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong cùng thời gian trên, Brazil là nước nhập khẩu sản phẩm thép lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực Mỹ La tinh, với 522.693 tấn, chiếm 28% trong tổng số.
Trong khi đó, Chi lê là thị trường thứ hai, với 272.261 tấn, chiếm 15% trong tổng số.
(Newsdate) Theo thống kê được đưa ra bởi ngân hàng trung ương Chi lê, kim ngạch nhập khẩu thép của nước này trong quý I/2014 đạt 394,8 triệu USD, CIF, tăng 6,8% so với cùng quý năm ngoái, lên 369,7 triệu USD CIF.
Trong quý I/2014, nhập khẩu thép tấm hợp kim đạt 96.548 tấn, tăng 40% so với 68.713 tấn quý I/2013. Giá trung bình ở mức 661 USD/tấn CIF, thấp hơn so với 815 USD/tấn CIF cùng quý năm ngoái.
Nguồn tin: GCVT