Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin thị trường thép thế giới ngày 4/10/2013

  Theo số liệu được đưa ra bởi Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu thép dây của nước này trong tháng 8 đạt tổng cộng 895.282 tấn, tăng 49% so với 600.498 tấn trong tháng 7 và tăng 81% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong 8 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu thép dây của Trung Quốc đạt 5,38 triệu tấn, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, sự tăng vọt của xuất khẩu thép dây trong tháng 8 đã được dự kiến bởi những người tham gia thị trường. Trong tháng 6, xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh nhưng giá xuất khẩu thép dây của nước này đạt mức thấp nhất trong năm.

(Newsdate) Theo số liệu từ Hải quan Đài Loan, nhập khẩu thép tấm cac bon Đài Loan trong 8 tháng đầu năm 2013 đạt 1.906.045 tấn, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 8/2013, Đài Loan đã nhập khẩu 150.082 tấn thép tấm cacbon từ Nhật Bản với mức giá trung bình 14.268 NT$/tấn và 36.177 tấn từ Nga với mức giá trung bình 13.598 NT$/tấn.

Những ngày này cho thấy, nhu cầu thị trường chậm lại do các nhà máy sản xuất thép cuộn phẳng Đài Loan giảm mua thép tấm trong năm nay.

(Newsdate) Yieh United Steel Corp. (Yusco), một trong những nhà sản xuất thép không gỉ chủ yếu tại Đài Loan đã thông báo cắt giảm niêm yết giá đối với sản phẩm loại 300 thêm 2.000 NT$/tấn.

Tuy nhiên, Yusco vẫn duy trì niêm yết giá đối với sản phẩm loại 400 không thay đổi trong tháng 10. Yusco đã tuyên bố rằng, quyết định cắt giảm giá thép không gỉ austenitic để duy trì khả năng cạnh tranh khách hàng của hãng.

(Newsdate) Các nhà sản xuất thép ống của Đài Loan đã thông báo tăng niêm yết giá trong tháng 10, do giá thép của Chung Hung Steel gia tăng.

Được biết rằng, Chung Hung Steel, nhà cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho các nhà sản xuất thép ống Đài Loan đã thông báo tăng giá niêm yết đối với sản phẩm thép cán nóng và cán nguội thêm 500 NT$/tấn theo thứ tự lần lượt trong tháng 10.

Ngoài ra, hãng cũng nâng niêm yết giá đối với sản phẩm thép mạ kẽm thêm 600 NT$/tấn. Bởi vậy, các nhà sản xuất thép ống nâng giá thêm 600 NT$/tấn trong tháng 10.

(Newsdate) Baosteel Stainless, nhà sản xuất thép không gỉ lớn thứ hai tại Trung Quốc đã thông báo cắt giảm giá thép cán nóng austenitic và thép cuộn không gỉ cán nguội nội địa thêm 500 NDT/tấn và 700 NDT/tấn trong tháng 10.

Sau khi điều chỉnh, niêm yết giá của hãng đối với thép cuộn cán nóng loại 304 và cuộn cán nguội ở mức 15.200 NDT/tấn và 16.300 NDT/tấn.

Ngoài ra, hãng cũng cắt giảm giá thép ferritic thêm 200 NDT/tấn, làm cho giá thép cuộn cán nguội loại 430 ở mức 9.400 NDT/tấn.

Giá trên bao gồm 17% VAT.

(Newsdate) Theo số liệu được đưa ra bởi Viện thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), nhập khẩu sản phẩm thép phẳng của nước này trong tháng 7 đạt tổng cộng 519.823 tấn, tăng 26% so với cùng tháng năm ngoái và tăng 4,7% so với tháng trước đó.

Trong tháng 7, nhập khẩu thép phẳng cán nóng đạt 337.561 tấn, tăng 27%, sản phẩm thép cán nguội đạt 59.639 tấn, giảm 7% và sản phẩm thép mạ đạt 100.093 tấn, tăng 96%, tất cả đều so với cùng tháng năm ngoái.

Trong 7 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu thép cán phẳng của nước này đạt 3,57 triệu tấn, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

(Newsdate) PT Aneka Tambang (Antam) của Indonesia sẽ tăng 50% xuất khẩu quặng nickel trong năm nay, đạt 10-12 triệu tấn.

Được biết rằng, xuất khẩu tăng do Indonesia cấm xuất khẩu quặng vào năm 2014. Indonesia là nhà xuất khẩu quặng nickel hàng đầu thế giới.

Được biết, Antam đã xuất khẩu 6 triệu tấn quặng nickel trong nửa đầu năm 2013, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2012.

Antam chiếm khoảng 17% tổng xuất khẩu quặng nickel của Indonesia năm 2012 với Nhật Bản là khách mua hàng đầu.

Với dự đoán cấm xuất khẩu quặng, Antam đang xây dựng 2 nhà máy luyện ferronickel và một nhà máy luyện bauxite sẽ hoàn thành vào năm 2014.

Antam hiện tại có 3 nhà máy luyện ferronickel và một nhà máy luyện vàng.

Nickel là một thành phần quan trọng của thép không gỉ.

(Newsdate) Theo báo cáo của Cục tái chế quốc gia (BIR), tiêu thụ thép phế liệu toàn cầu trong năm 2012 đạt tổng cộng 570 triệu tấn, đạt mức cao kỷ lục mới.

Trong năm 2012, tiêu thụ thép phế liệu tại châu Âu đạt 94,1 triệu tấn, giảm 6%, tại Trung Quốc đạt 78,8 triệu tấn, giảm 12,3% và tại Nga đạt 20,1 triệu tấn, giảm 4%, tất cả đều so với cùng kỳ năm trước đó.

Tuy nhiên, tiêu thụ thép phế liệu tại Mỹ năm 2012 tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước đó, đạt 61,7 triệu tấn. Ngoài ra, tiêu thụ thép phế liệu tại Thổ Nhĩ Kỳ tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước đó, đạt 32,4 triệu tấn.

(Newsdate) Theo báo cáo, giá thép phế liệu H1 trung bình của Mỹ tại Pittsburgh, Chicago và Philadelphia đạt 334,17 USD/tấn dài hôm 30/9/2013, không thay đổi so với tuần trước đó.

Ngoài ra, giá thép phế liệu H1 trung bình không thay đổi trong 3 tuần liên tiếp.

Trong số đó, giá thép phế liệu H1 trung bình tại Pittsburgh ở mức 339,5 USD/tấn dài, tại Chicago ở mức 344,5 USD/tấn dài và tại Philadelphia ở mức 318,5 USD/tấn dài, tất cả đều không thay đổi so với tuần trước đó.

Trong cùng thời gian trên, giá thép phế liệu H1 trung bình đạt 284,17 USD/tấn dài tại New York, Houston và Boston, không thay đổi so với tuần trước đó.

(Newsdate) Theo số liệu của Bộ tài chính Nhật Bản, xuất khẩu sản phẩm sắt và thép của nước này trong tháng 8 đạt 3,72 triệu tấn, tăng 1,3% so với cùng tháng năm ngoái và tăng 2,4% so với tháng trước đó.

Trong tháng 8, nhập khẩu thép của nước này đạt 670.185 tấn, tăng 1,1% so với tháng 7 và tăng 1% so với cùng tháng năm ngoái.

Trong 8 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu thép của Nhật Bản đạt 29,7 triệu tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu đạt 4,88 triệu tấn, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong cùng thời gian trên, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu sản phẩm thép lớn nhất của Nhật Bản với 5,4 triệu tấn, giảm 5,8%; Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai với 4 triệu tấn, giảm 3,7% và Đài Loan là thị trường thứ ba với 2,7 triệu tấn, tăng 19%, tất cả đều so với cùng kỳ năm 2012.

Nguồn tin: GCVT

ĐỌC THÊM