Theo số liệu được đưa ra bởi Hiệp hội sắt và thép Trung Quốc (CISA), sản lượng thép thô trung bình ngày đạt 1,72 triệu tấn tính đến giữa tháng 8, tăng 41.300 tấn so với 1,6796 triệu tấn giai đoạn trước đó, tăng 2,46% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong giai đoạn giữa tháng 8, tổng dự trữ thép đạt 15,4457 triệu tấn, giảm nhẹ 1,24% so với cùng kỳ năm ngoái, và giảm 7,15% so với tháng trước đó.
(Newsdate) Theo Hiệp hội sắt và thép Trung Quốc (CISA), sản lượng thép toàn cầu trong tháng 7 giảm nhẹ so với cùng tháng năm ngoái.
Trong khi đó, sản lượng thép của các nước khác thấp hơn so với Trung Quốc.
Trong tháng 7, tổng sản lượng của 63 quốc gia sản xuất thép chủ yếu đạt 1,33 tỉ tấn thép thô, giảm 3,82% so với cùng tháng năm ngoái, nhưng tăng 1,41% so với tháng trước đó, sản lượng trung bình ngày đạt 4,2971 triệu tấn, giảm 5,34% so với tháng trước đó.
(Newsdate) Feng Hsin Iron & Steel Co., một trong những nhà sản xuất sản phẩm thép dài lớn tại Đài Loan đã tuyên bố cắt giảm giá mua thép phế liệu ở mức 300 NTD/tấn. Sau khi thông báo, giá mua thép phế liệu của công ty này ở mức 5.000-5.300 NTD/tấn. Công ty này dự đoán, niêm yết giá thanh cốt thép sẽ bị ảnh hưởng bởi giá thép phế liệu suy giảm.
(Newsdate) Bộ thương mại Mỹ công bố, sẽ khởi động điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nhập khẩu từ 7 nước. Bộ thương mại Mỹ cho biết, Mỹ đã nhập khẩu hơn 2 tỉ USD từ Brazil, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Nhật Bản, Hà Lan và Anh trong năm 2014.
Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) sẽ đưa ra kết quả điều tra sơ bộ vào 25/9/2015.
(Newsdate) Vào ngày cuối cùng của tháng 8, Cơ quan ngoại thương Brazil (CAMEX) thông báo, gia hạn thuế chống bán phá giá đối với thép tấm nặng từ Trung Quốc. Việc nhập khẩu thép tấm nặng bổ sung crom từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 211,56 USD/tấn.
Kể từ năm 2013, CAMEX áp đặt thuế chống bán phá giá với khoảng thời gian 5 năm, sau 1 khiếu nại từ nhà sản xuất thép nội địa Usiminas cho rằng, các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã bán sản phẩm sang Brazil với mức giá thấp hơn thị trường nội địa Trung Quốc.
(Newsdate) Các nhà xuất khẩu thép ống liền mạch Ukraine và Nga dự kiến nhu cầu thị trường sẽ hồi phục trở lại và bắt đầu nâng báo giá.
Tháng trước, các nhà xuất khẩu Ukraine tăng giá thép ống liền mạch thêm 40-100 USD/tấn. Trong khi đó, các nhà cung cấp Nga cũng tăng giá 10-40 USD/tấn.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất thép ống liền mạch Ukraine và Nga sẽ tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
(Newsdate) Nhu cầu thị trường thép tấm Tây Ban Nha vẫn duy trì yếu. Trong khi đó, giá thép cuộn cán nóng của Tây Ban Nha giảm 10 euro/tấn (tương đương 11 USD/tấn) trong nhiều tháng qua, ở mức khoảng 360-370 euro/tấn và (407-418 USD/tấn).
(Newsdate) Bộ Tài chính Nhật Bản đưa ra số liệu trong tháng 7 cho biết, nước này đã xuất khẩu 33.000 tấn thép dầm chữ H, giá xuất khẩu trung bình đạt 504,67 USD/tấn FOB.
Trong số đó, Nhật Bản đã xuất khẩu 9.082 tấn sang Hàn Quốc, 8.496 tấn sang Hồng Kông, 5.935 tấn sang Singapore, 3.457 tấn sang Phillippine, 2.981 tấn sang Malaysia và 1.980 tấn sang Đài Loan theo thứ tự lần lượt.
Trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thép dầm chữ H của Nhật Bản đạt 280.200 tấn.
(Newsdate) Theo số liệu thống kê, Anh đã nhập khẩu 1,362 triệu tấn quặng sắt trong tháng 6, giảm 10% so với cùng tháng năm ngoái.
Trong số đó, Anh nhập khẩu 852.000 tấn từ Brazil, 253.000 tấn từ Thụy Điển và 129.000 tấn từ Nga.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, Anh đã nhập khẩu 6,73 triệu tấn quặng sắt, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu trung bình đạt 65,6 USD/tấn.
(Newsdate) Viện sắt và thép Mỹ (Alacero) thống kê cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thép thành phẩm của Trung Quốc sang Mỹ La tinh đạt 5 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, xuất khẩu thép thành phẩm của Trung Quốc đạt 56,4 triệu tấn, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ La tinh chiếm 8,9% trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 7 tháng đầu năm 2015, Brazil đã nhập khẩu 837.000 tấn thép thành phẩm từ Trung Quốc, chiếm 17% trong tổng xuất khẩu của Mỹ La tinh. Trung Mỹ nhập khẩu 805.000 tấn thép thành phẩm từ Trung Quốc, chiếm 16% trong tổng xuất khẩu của Mỹ La tinh. Chi lê nhập khẩu 702.000 tấn, chiếm 14%.
Nguồn tin: GCVT