Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thông tin xuất nhập khẩu thép Nhật Bản tuần tới ngày 12/11/2018

 Thống kê cho biết, xuất khẩu thanh cốt thép của Nhật Bản trong tháng 9/2018 đạt 9.200 tấn.

Thép phế liệu không gỉ: Thống kê từ Bộ Tài chính Nhật Bản, trong tháng 9/2018, nước này nhập khẩu khoảng 4.800 tấn thép phế liệu không gỉ, giảm đáng kể 21,3% so với tháng trước đó.
Trong số đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 2.600 tấn, giảm 12,73% so với tháng 8/2018, từ Đài Loan đạt 900 tấn, giảm 41,97% so với tháng 8/2018, từ Mỹ đạt 670 tấn, giảm 19,59% so với tháng trước đó. Trong 9 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu thép phế liệu không gỉ tại Nhật Bản đạt 66.000 tấn, giảm 35,98% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thống kê từ Hải quan Nhật Bản, xuất khẩu thép phế liệu không gỉ của nước này trong tháng 9/2018 đạt 13.000 tấn, giảm 11,8% so với tháng trước đó.
Trong số đó, xuất khẩu sang Ấn Độ, Thái Lan và Hàn Quốc đều giảm so với tháng 8/2018.
Nhập khẩu sản phẩm thép cán phẳng không gỉ và thép tấm của Đài Loan tăng, do sản lượng thép thô không gỉ và nhập khẩu thép phế liệu không gỉ suy giảm. Bên cạnh đó, Hàn Quốc tăng nhập khẩu gang từ Indonesia, điều này cũng khiến xuất khẩu thép phế liệu không gỉ của Nhật Bản giảm.
Thép tấm HDG: Thống kê cho biết, trong tháng 9/2018, Nhật Bản xuất khẩu 198.000 tấn thép tấm mạ kẽm nhúng nóng (HDG), giảm 19,09% so với tháng 8/2018 cũng giảm 13,55% so với cùng tháng năm ngoái.
Trong số đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt khoảng 44.000 tấn, giảm 20,78% so với tháng 8/2018 và giảm 15,42% so với cùng tháng năm ngoái, sang Mỹ đạt 2.900 tấn, giảm 64,47% so với tháng trước đó và giảm 69,05% so với cùng tháng năm ngoái, sang Đài Loan đạt 6.000 tấn, giảm 51,35% so với tháng trước đó và giảm 42,06% so với cùng tháng năm ngoái, sang Hàn Quốc đạt 5.400 tấn, giảm 47,62% so với tháng trước đó và giảm 28,74% so với cùng tháng năm ngoái.
Thanh cốt thép: Thống kê cho biết, xuất khẩu thanh cốt thép của Nhật Bản trong tháng 9/2018 đạt 9.200 tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt 540.000 JPY. Trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 202.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 11,8 triệu JPY. Trong số đó, trong tháng 9/2018 xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt cao nhất, khoảng 8.700 tấn, tiếp theo là Myanmar với 300 tấn.
Thép HRC: Thống kê cho biết, xuất khẩu thép cuộn cán nóng của Nhật Bản trong tháng 9/2018 đạt 720.000 tấn, giảm 23,58% so với tháng trước đó, cũng giảm 26,91% so với cùng tháng năm ngoái.
Trong số đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 77.000 tấn, giảm 33,27% so với tháng 8/2018 và giảm 28,57% so với tháng 9/2017, sang Mỹ đạt 17.000 tấn, giảm 18,17% so với tháng trước đó nhưng tăng 4,32% so với cùng tháng năm ngoái, sang Đài Loan (TQ) đạt 25.000 tấn, tăng 3,7% so với tháng trước đó và giảm 39,03% so với cùng tháng năm ngoái, sang Hàn Quốc đạt 141.000 tấn, giảm 6,49% so với tháng trước đó và giảm 34,32% so với cùng tháng năm ngoái.
Thép dầm chữ H: Xuất khẩu thép dầm chữ H của Nhật Bản trong tháng 9/2018 đạt 20.000 tấn, giảm 36,2% so với tháng trước đó, cũng giảm 18,2% so với cùng tháng năm ngoái.
Sự suy giảm xuất khẩu do các nhà máy thép của Nhật Bản nhận các đơn hàng cẩn thận hơn trước, khi hoạt động mua hàng không hoạt động, đầu thầu từ Hàn Quốc giảm và đồng CNY mất giá.
 
Thép bán thành phẩm: Theo thống kê, trong tháng 9/2018 xuất khẩu phôi thép (C<0,25%) của Nhật Bản đạt 33.000 tấn, và xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 339.000 tấn. Xuất khẩu phôi thép (C>=0,25%) đạt 73.000 tấn trong tháng 9/2018 và trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 631.000 tấn, xuất khẩu phôi thép khác (C<0,25%) trong tháng 9/2018 đạt 1.100 tấn, và trong 9 tháng đầu năm đạt 8.400 tấn.
Xuất khẩu thép tấm (C<0,25%) đạt 140.000 tấn trong tháng 9/2018, và trong 9 tháng đạt 1,77 triệu tấn, xuất khẩu thép tấm (C>=0,25%) đạt 2.200 tấn trong tháng 9/2018 và trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 10.000 tấn, xuất khẩu thép tấm khác (C>=0,25%) đạt 6.200 tấn trong tháng 9/2018 và xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 47.000 tấn.
Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM