Tỉnh Hà Bắc được mệnh danh là "thủ phủ" các nhà máy sản xuất thép mới đây công bố đóng cửa những nhà máy "xác sống" cuối cùng, đánh dấu chiến thắng tiếp theo của thành phố trong nỗ lực làm sạch môi trường.
Năm nay, tỉnh Hà Bắc sẽ đóng cửa bốn nhà máy "xác sống" cuối cùng hoặc các nhà máy đã ngưng hoạt động nhưng vẫn chưa đóng cửa. Đại diện chính quyền tỉnh Hà Bắc, ông Zhang Qingwei cho biết "Chúng tôi cần phải cắt giảm tổng số nhà máy sắt hoạt động kém hiệu quả".
Động thái này giúp chính quyền giải quyết vấn đề nhức nhối vốn tồn tại bao lâu trong ngành thép.
Thép của Trung Quốc chiếm tới một nửa sản lượng thép của toàn thế giới. Tuy nhiên, chính vì quy mô khai thác và sản xuất thép quá lớn nên quốc gia này đang phải đối mặt tình trạng thừa thép gấp tới 4 lần sản lượng khai thác của Mỹ.
Riêng tỉnh Hà Bắc đã có tới 104 nhà máy chiếm 1/4 sản lượng khai thác của toàn Trung Quốc. Tỉnh này đã cam kết cắt giảm sản lượng tới 31,17 triệu tấn đến hết năm 2017 và 49,13 triệu tấn vào năm 2020. Để thực hiện mục tiêu này, chính quyền địa phương đã lên kế hoạch đóng cửa toàn bộ nhà máy thép tại thành phố Langfang và Zhangjiakou.
Trước đó, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ cắt giảm hơn nửa triệu lao động ngành công nghiệp nặng này trong năm nay. Bộ trưởng Nguồn nhân lực Trung Quốc Yin Weimin cho biết năm ngoái đã cắt giảm 760.000 lao động ngành thép và than.
Tất cả những động thái cắt giảm trên của Trung Quốc là một phần nằm trong kế hoạch sa thải hơn 1,8 triệu công nhân trong ngành khai thác than và luyện thép nhằm giải quyết tình trạng thừa sản lượng ở những ngành này. Ông Yin cho biết chính phủ đã chi hàng tỷ USD để giải quyết việc làm cho những công nhân bị sa thải.
Trung Quốc từng bị chỉ trích là bán phá giá thép trên thị trường nhằm "đàn áp" các đối thủ khác. Mỹ và EU liên tục lên tiếng phản đối điều này, thậm chí còn áp dụng mức thuế đặc biệt đối với thép nhập khẩu từ quốc gia này.
Nguồn tin: NDH