Uỷ ban Châu Âu có vẻ sẽ không mở rộng thuế tự vệ 3 năm hiện tại cho hơn 1 năm nữa, trừ khi các nhà sản xuất thép thuộc Liên minh Châu Âu có thể chứng minh rằng sẽ tiếp tục chịu thiệt hại từ hàng nhập khẩu, WTO cho biết ngày 02/3.
WTO nhấn mạnh vị thuế của họ trong các biện pháp tự vệ theo sau công bố của EC ngày 26/2 về việc điều tra để xem liệu các thuế tự vệ thép EU hiện hành- dựa trên hệ thống thuế quan- tỷ lệ hạn ngạch hiện tại- có nên tiếp tục sau khi hết hạn vào ngày 30/6 hay khoongg. Cuộc điều tra đã được yêu cầu bởi 12 thành viên EU, với quan điểm “áp lực nhập khẩu tiếp tục từ các nước thứ ba và …thực tế công suất quá mức toàn cầu vẫn ở mức rất cao”.
Hiệp hội các nhà tiêu thụ bao gồm tập đoàn sản xuất xe hơi ACEA và WindEurope cho biết việc mở rộng không cần thiết ghi nhận sự sụt giảm trong mức độ nhập khẩu gần đây và giá thép tăng đột biến, thêm rằng sự không chắc chắn và biến động trên thị trường Châu Âu.
“ Một thành viên EU sẽ áp dụng các biện pháp tự vệ chỉ cho một giai đoạn cần thiết để ngăn chặn hoặc chữa trị những thương tổn và để tạo điều kiện điều chỉnh”, theo Thỏa thuận tự vệ của WTO.” Giai đoạn này sẽ không quá 4 năm”. “ Sự mở rộng- tới tối đa tổng thời gian 8 năm - chỉ thực hiện nếu sản phẩm nhập khẩu tăng khối lượng, tuyệt đối hoặc tương đối tới sản xuất nội địa gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng nhìn chung tới nền công nghiệp nội địa mà sản xuất sản phẩm giống hoặc cạnh tranh trực tiếp”.
Xuất khẩu giảm
EC giới thiệu các biện pháp tự vệ cho 26 loại thép trong tháng 7/2018 sau khi nhập khẩu tăng trong giai đoạn 2017-2018 và Mỹ áp dụng thuế quan Mục 232 vào tháng 3/2018 cho thép nhập khẩu, gây chiến tranh thương mại. Nhập khẩu giảm mạnh trên thị trường EU từ 22.5% trong 2018 xuống 19.7% năm 2020, sụt giảm hơn 9 triệu tấn hàng nhập khẩu, theo nhà tư vấn kinh doanh thép Georges Kirps tại EU.
Tuy nhiên, trong cùng giai đoạn, cung cấp EU vào chuỗi cung ứng thép UE giảm mạnh 17-18 triệu tấn, khiến nguồn cung trên thị trường EU nói chung giảm 19% so với 2 năm trước, trong khi tiêu thụ thực ước tính chỉ giảm 14%. Hiện tại thị trường đã tăng trở lại, hỗ trợ bởi các chính sách kích thích từ Chính phủ trong nỗ lực phát triển phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19, điều này dẫn tới cung cầu mất cân bằng, thắt chặt vài loại sản phẩm, thời gian giao hàng kéo dài, giá thép tăng.
Định giá HRC xuất xưởng Ruhr tăng 54% trong giai đoạn 12 tháng qua lên mức cao 13 năm, thép cây tăng 39% trong khi tồn kho thép dẹt tại hệ thống phân phối Đức ở mức thấp 33 năm, BDS báo cáo tuần qua.
“ Sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cugn ứng thép ở ngành công nghiệp và xây dựng Châu Âu” sẽ leo thang nếu áp dụng thuế tự vệ”, Kirps cho biết, “trong các tín hiệu hiện tại về nguy cơ cao đầu cơ bong bóng thép và rủi ro bùng nổ không sớm thì muộn”.
Động lực thị trường thay đổi
Euranimi, Hiệp hội các nhà nhập khẩu thép không tích hợp, thép không gỉ và kim loại Châu Âu, bao gồm các nhà phân phối, chế biến, thương nhân, tin rằng quyết định gia hạn thuế hay không dường như liên quan tới chính trị hơn là kinh tế.
Thành viên ban điều hành Euranimi là Christophe Lagrange cho biết trong khi cách đây 3 năm, việc áp dụng thuế tự vệ được xem là đúng đắn để bảo vệ thị trường nội địa chống lại tiềm năng lớn từ các nước thứ 3 không thể xuất khẩu sang Mỹ”, bây giờ tình thế đã thay đổi.
Trung Quốc, truyền thống là nhà xuất khẩu thép, mấy tháng gần đây đã nổi lên là nhà nhập khẩu bán thành phẩm lớn để đáp ứng nhu cầu nội địa, giúp giảm áp lực hàng nhập khẩu.
Kinh doanh đã trở lại nhanh hơn dự báo. Vẫn còn thảo luận liên quan đến gia tăng hạn ngạch, điển hình là thép thanh không gỉ, tấm mỏng và tấm dày khi các nhà máy Châu Âu không thể đáp ứng nhu cầu, Lagrange cho hay. Sức khỏe ngành công nghiệp thép Châu Au tùy vào tính cạnh tranh của hoạt động hạ nguồn.
Yêu cầu đền bù
Vào tháng 3/2020, Thổ Nhĩ Kỳ, theo truyền thống là nhà xuất khẩu thép lớn vào EU, đã khởi kiện tranh chấp lên WTO phản đối quyết định ban đầu của EU về việc áp đặt biện pháp tự vệ đối với thép. WTO cho biết điều này hiện vẫn đang được xem xét bởi một ban hội thẩm được thành lập vào tháng 8 năm sau.
Đề xuất điều chỉnh các biện pháp tự vệ của EU vào tháng 6/ 2020 sau cuộc điều tra Rà soát lần thứ hai đã gây ra phản ứng từ Ấn Độ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Sĩ, tìm cách đạt được mục tiêu của Điều 8.1 của Hiệp định WTO về Tự vệ, bao gồm bồi thường thương mại cho các tác động bất lợi ,WTO cho biết. Các nhượng bộ có thể bao gồm việc các quốc gia áp đặt thuế quan hoặc hạn chế của riêng họ.
Vào tháng 11/2020, Thụy Sĩ đã yêu cầu thêm tham vấn sau khi EU thông báo về kế hoạch điều chỉnh hạn ngạch thuế quan.
Kirps tin rằng việc gia hạn các biện pháp bảo vệ thép của EU sẽ làm tăng số lượng yêu cầu bồi thường hoặc các biện pháp trả đũa từ các đối tác thương mại, đặc biệt là khi ngành thép EU đã duy trì tỷ trọng xuất khẩu đáng kể của riêng mình, ổn định ở mức khoảng 12% trong lượng thép giao hàng của các nhà máy EU từ năm 2018 đến nay. Năm 2020, "bất chấp môi trường bảo hộ ngày càng gia tăng. Các biện pháp trả đũa cuối cùng có thể cản trở một phần đáng kể miếng bánh kinh doanh thép của EU", nhà tư vấn cho biết.
Nguồn tin: Satthep.net