Mặc dù các nước tăng bảo hộ ngành thép với số trường hợp áp dụng thuế tăng lên tới 160 trường hợp từ mức 139 tháng 3, tuy nhiên mức độ giao thương giữa các nước dự báo tiếp tục tăng trong năm nay sau khi đã xác lập kỷ lục năm 2016.
Theo WSA, khối lượng xuất khẩu tầm 473.2 triệu tấn thép trong năm ngoái, chiếm 31.1% tổng sản lượng thép 1.52 tỷ tấn. Đây là mức tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2008 sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự sụp đổ của thị trường thương phẩm dẫn tới sự sụt giảm giá và thua lỗ.
Vẫn vậy, các biện pháp bảo hộ đã thay đổi hình dạng các tuyến thương mại truyền thống và dẫn tới sự thay đổi sản phẩm của các công ty, cung cấp cơ hội thương mại mới cho vài người. Braxin và Iran với thép thành phẩm tiếp cận Mỹ và EU nhưng bị rào cản nên phải trở lại các thị trường truyền thống. Các nhà xuất khẩu thép cây Thổ Nhĩ Kỳ chuyển hướng từ Mỹ sang Đông Nam Á, do xuất khẩu giảm từ Trung Quốc cho phép họ thu được thị phần. Việc Trung Quốc giảm xuất khẩu đi các nước đã giúp thép cây Ấn Độ bán tới Hồng Kông lần đầu tiên.
Dự báo Mỹ sẽ áp dụng rào cản thương mại cho thép theo mục 232 Đạo luật mở rộng năm 1962 do nhập khẩu thép vào Mỹ trong tháng 6 tăng lên 3.6 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái do các thương nhân và người tiêu thụ tìm mua trước khi có thể bị áp thuế.
Theo Marcelo Araujo của công ty AMS Crossborder Consulting tại Florida, các nhân tố khí hậu, các kiểm soát môi trường, các công nghệ có sẵn, hậu cần và tiếp cận tình hình tài chính về nơi và cách sản xuất có thể là những yếu tố quan trọng hơn luật thương mại trong việc định hình thị trường trong dài hạn.
Các điều chỉnh quan hệ song phương với thuế giảm hoặc không đối giữa các thành viên, chẳng hạn như CIS, liên minh thuế quan Mercosur ở Nam Mỹ và NAFTA (mặc dù đang đàm phán lại) cũng có tầm quan trọng đặc biệt, thúc đẩy thương mại thép trong khu vực trước khi sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một nước xuất khẩu chính đưa ra các tuyến thương mại toàn cầu mới.