Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tiềm ẩn biến động thị trường sắt, thép trong dài hạn

- Đến tháng 2, mức tiêu thụ thép tăng nhanh. Trong tháng này, lượng thép tiêu thụ vào khoảng 300 ngàn tấn (thống kê của Bộ Công thương).

Sáu tháng đầu năm 2008, thị trường thép đã liên tục trong tình trạng “sốt cao” với mức giá các sản phẩm trong một vài thời điểm lên tới 18 – 22 triệu đồng/tấn, tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng.

Trong tháng 1, dù tiêu thụ thép chưa tăng nhiều, nhưng giá thép tại các nhà máy của Tổng công ty thép bất ngờ tăng 0,5 triệu đồng/tấn so với tháng trước, lên mức 11,6 – 11,75 triệu đồng/tấn (chưa VAT). Giá thép bán lẻ dao động từ 13,3 – 13,5 triệu đồng/tấn, cao hơn giá thế giới. Thuế VAT với sản phẩm thép tăng lên 10%, đẩy giá bán lẻ tăng thêm 587.000đ/tấn thép.

Đến tháng 2, mức tiêu thụ thép tăng nhanh. Trong tháng này, lượng thép tiêu thụ vào khoảng 300 ngàn tấn (thống kê của Bộ Công thương). Tổng cục Hải quan cũng cho biết, 15 ngày đầu tháng 2, lượng thép nhập về đạt trên 266.000 tấn, tăng hơn 25.000 tấn so với tháng 1. Do lượng thép tồn kho trong nước còn lớn; giá thép nhập khẩu vẫn ổn định ở mức 395 – 410 USD/tấn nên giá thép trên thị trường vẫn ổn định. Giá thép cuộn tại các nhà máy của tổng công ty Thép, doanh nghiệp hiện chiếm khoảng 30% thị phần, vẫn duy trì ở mức 10,6 triệu đồng/tấn (chưa có VAT). Giá thép bán lẻ dao động xung quanh mức giá 12 triệu đồng/tấn.

Từ những thông tin như vậy, xuất hiện mối lo lắng về khả năng thị trường thép biến động, tác động bất thường đến thị trường vật liệu xây dựng, bất động sản... Giá các sản phẩm thép liệu có tăng nhanh khi nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh? Nhu cầu tăng khá rõ do hàng loạt công trình đang được đẩy nhanh tiến độ thi công từ nguồn vốn trong các gói kích cầu đầu tư, tiêu dùng hay trong phê duyệt đầu tư 35.000 tỉ đồng vào xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2009 – 2010…

Một số chuyên gia về giá cả Bộ Tài chính, Bộ Công thương đánh giá rằng, dù nhu cầu tăng lên nhưng với lượng thép trên thị trường còn khoảng 200.000 tấn thép thành phẩm và gần 400.000 tấn phôi thép, cùng với công suất sản xuất phôi thép trong nước đạt khoảng 250.000 tấn/tháng, về cơ bản cung đáp ứng đủ cầu nên giá thép nhìn chung vẫn ổn định. Chính phủ đã giảm 50% thuế VAT với mặt hàng thép, áp dụng từ tháng 2. Dự báo, giá thép trong nước đến hết quý 2 không có đột biến.

Hơn nữa, thị trường thép bên ngoài còn ảm đạm nên khả năng giá thép nhập khẩu trong thời gian tới còn ở mức thấp, đặc biệt là thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc sau khi nước này hạ thuế xuất khẩu xuống 0% đối với thép xây dựng. Giá phôi thép chào bán tại thị trường Viễn Đông đã giảm mạnh xuống mức 270 USD/tấn, giảm 75 USD/tấn so với tuần trước đó, khiến cho nhà máy sản xuất thép khó đẩy giá lên cao. Giá phôi thép nhập khẩu về Việt Nam trong hai tháng qua dao động ở mức 400 USD/tấn.

Về dài hạn, các chuyên gia cho rằng, nếu các gói giải pháp kích thích nền kinh tế của nhiều nước đã và đang thực hiện có hiệu ứng tốt trong khoảng thời gian giữa năm 2009, khi đó nhu cầu sử dụng thép trên thế giới sẽ tăng mạnh.

Lúc đó, do nhiều nhà máy sản xuất thép và phôi thép trên thế giới đã cắt giảm mạnh công suất và khó có thể nhanh chóng phục hồi công suất trở lại, trong khi nhu cầu tăng mạnh, nhất là nhu cầu tại các nước phát triển đang phục hồi mạnh trở lại, khi đó sẽ tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt nguồn cung và giá thép, phôi thép rất có thể sẽ tăng cao trở lại.

(KTĐT)

ĐỌC THÊM