Nhu cầu thép ngày càng tăng nhanh, từ các dự án đường sắt, cầu đường đến các dự án nhà ở tại các thị trường mới nổi khiến cho sứ mệnh sản xuất thép sạch trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
ArcelorMittal S.A. (BME) là nhà một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Luxembourg, và đang hoạt động tại hơn 60 quốc gia với trên 232.000 nhân viên.
Sản xuất thép thân thiện với môi trường là mục tiêu chung của ngành thép.
ArcelorMittal mới đây đã vạch ra chiến lược sản xuất "thép xanh" thông qua công nghệ giảm thiểu CO2 hướng tới mục tiêu cuối cùng là không phát thải vào năm 2050. Nhà sản xuất thép cho biết chiến lược của họ là cung cấp các giải pháp "thép xanh" ban đầu cho khách hàng với quy mô đạt 120.000 tấn vào năm 2021 và 600.000 tấn vào năm 2022.
Công nghệ sản xuất thép "xanh" là mục tiêu được ưu tiên hiện nay.
ArcelorMittal cho biết, công nghệ hydro là trung tâm của động lực dẫn đầu quá trình khử cacbon trong ngành thép và cung cấp thép trung tính cacbon. Chiến lược này tập trung vào hai lộ trình công nghệ chính: sử dụng hydro trong DRI-EAF và lò cao; và việc mở rộng lộ trình giảm thiểu carbon (Smart Carbon), cũng sử dụng hydro.
Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, ArcelorMittal cũng rất chú trọng tới các hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Lãnh đạo tập đoàn đã tích cực đóng góp vào việc cải thiện tình hình xã hội, môi trường và kinh tế, cả ở địa phương và toàn cầu.
Theo ghi nhận của The Chronicle of Philanthropy, khoản đóng góp của doanh nghiệp lên tới hàng trăm triệu đô la vào năm 1990. Đến năm 2016, hoạt động xã hội của công ty đã tăng lên tới 20 tỷ USD, chủ yếu đầu tư vào cải tiến quy trình, quản lý tổ chức, công nghệ bền vững với môi trường, quỹ phòng chống dịch bệnh, chăm lo cho người yếu thế trong xã hội...
Mời đây, gã khổng lồ ngành thép ArcelorMittal và chuyên gia Na Uy về công nghệ khử carbon Vow ASA đã cùng ký Biên bản ghi nhớ hợp tác xây dựng nhà máy sản xuất khí sinh học, nhằm giảm phát thải CO2 tại nhà máy luyện thép ở Rodange (Luxembourg). ArcelorMittal cho biết nhà máy sẽ hoạt động vào năm 2023.
ArcelorMittal dự định sẽ thử nghiệm quy trình sản xuất thép xanh hơn tại nhà máy của mình ở Florange. Nếu thành công, đây sẽ là mô hình xanh và trở thành khuôn mẫu đầu tiên của việc sản xuất thép thân thiện với môi trường mà các công ty thép khác có thể sẽ theo chân để triển khai.
Mục đích là giảm phát thải CO2 từ nhà máy ở Rodange, đồng thời đáp ứng mục tiêu giảm 30% lượng khí thải vào năm 2030 và đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050.
Cuộc chinh phục xanh của nhà sản xuất thép đang phải đối mặt với một vấn đề hóc búa: ngành này phụ thuộc vào carbon, vốn là nguyên vật liệu chính dùng để làm ra than cốc, một sản phẩm được tạo thành từ than đá. Các lò luyện gang sử dụng than cốc như một thành phần chính trong quy trình làm giảm quặng sắt và chuyển nó thành gang dạng lỏng. Sau đó, các nhà sản xuất thép sẽ chuyển đổi sang thép lỏng trước khi cán chúng thành thép thành phẩm. Các nhà sản xuất thép đã duy trì quy trình này trong hàng thập kỷ. Quy trình này tạo ra được sản phẩm thép có độ cứng cao, đáng tin cậy nhưng lại cực kỳ gây ô nhiễm môi trường. Vì thế, cần phải thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất thép. Giải pháp là tránh sử dụng các vật liệu có thành phần chủ yếu là carbon trong quá trình sản xuất sắt.
Ngành thép đang rất cần những đột phá để tạo ra những sản phẩm "xanh" bởi vì nó đã đi hết giới hạn về việc giảm lượng khí thải nhà kính. Mặc dù thép là ngành thải khí lớn thứ 5 thế giới, nhưng lượng CO2 trên mỗi tấn thép được sản xuất ra đã giảm 45% từ giữa năm 1960 và 2007. Các biện pháp đã dùng để giảm lượng khí thải gồm có việc sử dụng các quặng sắt có độ cứng cao hơn và dùng khí đốt thay cho than cốc (vì khí đốt chứa ít carbon hơn).
Theo Hiệp hội Thép Thế giới, ngành thép đã làm được một điều nữa là tái chế thép phế liệu. Bằng chứng là gần 1/3 sản lượng thép trên toàn cầu, là đến từ thép phế liệu.
Nhu cầu thép ngày càng tăng nhanh, từ các dự án đường sắt, cầu đường đến các dự án nhà ở tại các thị trường mới nổi khiến cho sứ mệnh sản xuất thép sạch trở nên bức thiết hơn bao giờ hết./.
Nguồn tin: VOV